2. Đối tượng, nhiệm vụ, nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu TLH

67 0 0
                                    


2. Đối tượng, nhiệm vụ, nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu TLH

1.1. Đối tượng của TLH

Cái tâm lý là đối tượng của tâm lý học. Những hoạt động và giao tiếp là nơi biểu hiện cũng như vận hành của tâm lý nên chúng cũng trở thành đối tượng của tâm lý học. Tâm lý học nghiên cứu quy luật của sự chuyển tiếp từ vận động đối tượng sang vận động xã hội, tìm ra bản chất của sự phản ánh thế giới khách quan vào não con người để sinh ra cái tâm lý với tư cách là hiện tượng tinh thần.

Khi tiếp cận đối tượng này, tâm lý học sẽ nghiên cứu bản chất và quy luật của tâm lý - ý thức để xác định các vấn đề cốt lõi của nó. Nó tìm ra bản chất của các hoạt động tâm lý, xác định đặc tính của quá trình nảy sinh, phát triển và cơ chế hình thành của chúng. Các phạm trù cơ bản của nó là tâm lý, ý thức, nhân cách, hoạt động và giao tiếp.

Nó tìm hiểu những đặc trưng của các nét tâm lý của cá nhân và của nhóm xã hội, các đặc điểm tâm lý của hoạt động cũng như giao tiếp nhóm của chủ thể. Các hiện tượng tâm lý được tồn tại với tư cách là một hiện tượng tinh thần, do sự vật và hiện tượng của thực tại theo thời gian, không gian tác động vào não người mà sinh ra. Cái đó sẽ được gọi chung là hoạt động tâm lý. Tâm lý học nghiên cứu quy luật của sự hình thành, vận hành, biểu hiện và phát triển của cái tâm lý.

1.2. Nhiệm vụ của TLH:

Nghiên cứu các quy luật nảy sinh, hình thành và phát triển của hịên tượng tâm lý người, cụ thể là:

Ø Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành tâm lý.

Ø Vạch được cơ sở sinh lý của hiện tượng tâm lý.

Ø Nhận diện các biểu hiện tâm lý trong đời sống con người

Ø Vạch được mối liên hệ và sự tác động qua lại giữa các hiện tượng tâm lý khác nhau trong một con người hoàn chỉnh.

1.3. Nguyên tắc nghiên cứu của TLH:

Ø Đảm bảo tính khách quan: xác định rõ khách thể, đối tượng nghiên cứu, tìm những phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu có thể định tính và định lượng được.

Ø Đảm bảo tính xã hội - lịch sử: hiểu được bản chất, nguồn gốc, cái bên trong, cái đặc thù, cá biệt trong tâm lý mỗi cá nhân cũng như mỗi nhóm người.

Ø Nghiên cứu tâm lý trong quá trình nảy sinh, hình thành, phát triển và biến đổi: hiểu được tính quy luật của các hiện tượng tâm lý và tìm cách tác động phù hợp.

Ø Nghiên cứu tâm lý theo quan điểm nhân cách – hoạt động- giao lưu: nghiên cứu trong một nhân cách cụ thể, vận hành, biểu hiện trong quá trình giao lưu, hoạt động cụ thể của chủ thể.

1.4. Phương pháp nghiên cứu TLH:

Ø Phương pháp quan sát: sử dụng một cách có chủ định, có hệ thống các giác quan để ghi nhận những biểu hiện bên ngoài của tâm lý (hành động, cử chỉ, lời nói, nét mặt, dáng điệu,...) diễn ra trong điều kiện sinh hoạt tự nhiên bình thường của con người để từ đó có kết luận về tâm lý bên trong.

Phương pháp này đơn giản, không tốn kém, nhưng có thể thu thập những tài liệu phong phú, dễ áp dụng ở mọi nơi, mọi lúc. Đồng thời phương pháp này mang tính thụ động, chờ đợi, yếu tố ngẫu nhiên nhiều, phải có sự phân tích khoa học.

Ø Phương pháp trò chuyện: phân tích các phản ứng bằng lời đối với những câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn (tránh những câu hỏi gợi ý trước câu trả lời)

Ø Phương pháp điều tra bằng phiếu: xây dựng hệ thống câu hỏi trên phiếu để đối tượng nghiên cứu trả lời bằng cách đánh dấu vào những ý phù hợp hoặc cũng có thể để mở cho đối tượng viết trả lời tuỳ ý.

Ø Phương pháp Test (đo nghiệm, trắc nghiệm):

Được áp dụng rộng rãi trên thế giới để kiểm tra trình độ phát triển trí tuệ, chọn những đặc điểm tâm sinh lý, giám định lao động,...

Ø Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Phương pháp nghiên cứu có tính chủ động gây ra hiện tượng cần nghiên cứu sau khi đã tạo ra những điều kiện cần thiết.

* Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: có trang bị kỹ thuật, cung cấp tài liệu tinh vi, chính xác nhưng người bị nghiên cứu biết là mình đang bị thực nghiệm

* Tiến hành trong điều kiện tự nhiên: đối tượng thực nghiệm không biết mình đang bị thực nghiệm và tiến hành các điều kiện thực nghiệm một cách tự nhiên

Ø Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh:

Sản phẩm của hoạt động rất rộng: nhật ký, bài báo, bài làm, sản phẩm lao động,...Phân tích kỹ sản phẩm dưới góc độ TLH ta sẽ thấy ở đó biểu hiện trình độ, năng lực, phẩm chất, cá tính của chủ thể hoạt động. 

TÂM LÍ HỌCWhere stories live. Discover now