C. Nhận thức lý tính
Nhận thức cảm tính có vai trò quan trọng trong đời sống tâm lý của con người, nó cung cấp nguyên vật liệu cho các hoạt động tâm lý cao hơn. Nhưng thực tế cuộc sống luôn đặt ra những vấn đề mà bằng nhận thức cảm tính con người không thể nhận thức và giải quyết được. Muốn cải tạo thể giới, con người phải đạt tới một mức độ nhận thức cao hơn - nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính gồm hai quá trình: tư duy và tưởng tượng.
I. Quá trình tư duy
1. Khái niệm tư duy
1.1. Định nghĩa:
Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ mang tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan mà ta chưa biết.
1.2. Đặc điểm
· Tính có vấn đề của tư duy
Tình huống có vấn đề là tình huống luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm vụ cần giải quyết, một vướng mắc cần tháo gỡ trong học tập cũng như trong cuộc sống mà chủ thể bằng vốn hiểu biết hiện tại, bằng phương pháp hành động đã có không thể giải quyết được. Để nhận thức, con người cần phải vượt ra khỏi phạm vi những hiểu biết cũ và đi tìm cái mới, đạt mục đích mới.
Các điều kiện để quá trình tư duy nảy sinh và diễn biến:
- Phải xuất phát từ một tình huống có vấn đề.
- Cá nhân phải có nhu cầu giải quyết vấn đề đó.
- Cá nhân phải có những tri thức cần thiết liên quan tới vấn đề.
· Tính gián tiếp của tư duy
- Tư duy luân phản ánh gián tiếp sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan.
- Quá trình tư duy diễn ra thông qua ngôn ngữ, các phương tiện công cụ, kinh nghiệm.
· Tính trừu tượng và tính khái quát của tư duy
Tính trừu tượng
Tư duy có khả năng trừu xuất những cái cụ thể, cá biệt chỉ giữ lại những đặc điểm và thuộc tính chung của SV, HT.
Tính khái quát
Tư duy có khả năng đi sâu vào nhiều SV, HT nhằm vạch ra những thuộc tính chung, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật giữa chúng.
· Mối liên hệ giữa Tư duy - Ngôn ngữ
- Nhờ có ngôn ngữ mà ngay từ khâu mở đầu của quá trình tư duy con người đã đặt ra được vấn đề cần giải quyết.
- Sử dụng ngôn ngữ để tiến hành các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá và trừu tượng hoá.
- Ngôn ngữ biểu đạt sản phẩm của quá trình tư duy: khái niệm, phán đoán, suy lý...
· Mối liên hệ giữa Tư duy - Nhận thức cảm tính
![](https://img.wattpad.com/cover/197445932-288-k836218.jpg)
YOU ARE READING
TÂM LÍ HỌC
SachbücherĐời sống tâm lý của con người được bao gồm nhiều hiện tượng phong phú, đa dạng, phức tạp như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tưởng, tình cảm, ý chí, khí chất, năng lực, lý tưởng, niềm tin..v.v Trong tiếng Việt, thuật ngữ "tâm lý", "tâm hồ...