4. Bản chất của hiện tượng tâm lý người:
4.1. Những quan niệm duy tâm.
Từ thời cổ đại cho đến nay vẫn tồn tại quan niệm cho rằng linh hồn là lực lượng siêu nhân, bất diệt do thượng đế, trời, phật ban cho con người. Con người luôn bất lực trước thế giới linh thiêng và huyền bí. Trong lịch sử triết học, TLH, nhiều học giả cũng có những quan niệm tương tự như vậy. Chẳng hạn Khổng Tử (551 - 479 T.C.N) và những học trò của ông cho rằng: số phận con người là do trời định và không thể thay đổi các thứ hạng đẳng cấp "quân tử" và "tiểu nhân" trong xã hội. ở phương tây thì Platon (437 - 347 T.C.N) cho rằng "ý niệm" là vĩnh cửu, chúng không chết đi, không liên quan, không phụ thuộc vào không gian, thời gian. Linh hồn chỉ tạm thời bị giam hãm trong ngục tối của thân thể chúng ta và có thể nhập vào thể xác khác.
4.2. Những quan niệm duy vật thô sơ.
Ngay từ thời cổ đại cũng có các quan niệm cho rằng tâm lý, ý thức của con người cũng là một "chất" gì đó giống như một dạng vật chất đặc biệt. Đêmôcrít (460 - 370 T.C.N) cho rằng tâm hồn cũng là do các nguyên tố tạo nên giống như nước, lửa, không khí. Cuốn sách "bàn về linh hồn" của Aritstốt (384 - 322 T.C.N) đã mô tả thế giới tâm hồn của con người một cách cụ thể, rất gần gũi cuộc sống thực. Đó là những cảm giác kèm với cảm xúc khi ta nhìn, nghe, sờ mó, là những ước muốn, đam mê, suy nghĩ, tưởng tượng của con người. Ông còn phân tích đời sống tâm hồn của con người ra các thứ bậc: tâm hồn dinh dưỡng, tâm hồn thụ cảm, tâm hồn suy nghĩ,... Có thể đây là cuốn sách TLH đầu tiên có giá trị. Tuy nhiên ở thời kỳ đó ông chưa thể phân tích được những hiện tượng tâm lý phức tạp, chưa thể trình bày rõ được nguồn gốc, bản chất, sự hình thànhn tâm lý ở người ta như thế nào.
4.3. Tâm lý học Freud:
S. Freud (1856 - 1939) là bác sỹ tâm thần nổi tiếng người áo từ quá trình nghiên cứu, chữa bệnh, ông đã hình thành nên trường phái phân tâm học. Ông có công lao to lớn nghiên cứu các hiện tượng tâm lý, ở "tầng sâu" thầm kín nhất của con người và phân tích nó gắn với việc lý giải mọi hiện tượng trong đời sống hàng ngày nhất là những hành vi của người bệnh.
Ông coi bản năng nhất của bản năng là bản năng sinh dục của con người là nguồn gốc thúc đẩy mọi hành vi của con người, thậm chí cả các sáng tạo khoa học, nghệ thuật...Ông cho rằng cấu trúc tâm lý trong con người gồm ba khối: vô thức (I), tiền ý thức (II) và ý thức (III). Nhân cách của con người bao gồm trong cái đó: "cái nó" (I), "cái tôi" (II) và "siêu tôi" (III). Theo ông khối một luôn có sức mạnh thôi thúc đòi thoả mãn và hạn chế bản năng của con người, là bản năng tình dục. Khối hai điều chỉnh hành vi con người theo những điều kiện hiện thực, để ngăn cản hoặc cho phép thoả mãn, đòi hỏi của bẳn năng sao cho phù hợp với sự kiểm duyệt của khối III. Khối III chứa đựng những khuôn phép, chuẩn mực của xã hội đòi hỏi con người phải ức chế bản năng vươn tới những ý tưởng cao siêu. Theo Freud, ba lực lượng đó trong con người luôn mâu thuẫn nhau và khối bản năng, vô thức luôn bị chèn ép, dồn nén, làm cho con người luôn ở trong trạng thái căng thẳng, bất mãn hoặc sống với những uẩn ức, với những mặc cảm tội lỗi làm cho nhân cách bị biến dạng, sinh ra bệnh hoạn. Cũng có thể những bản năng vô thức bị ức chế được thăng hoa trở thành những năng lượng và khát vọng sáng tạo khoa học nghệ thuật của con người!
YOU ARE READING
TÂM LÍ HỌC
NonfiksiĐời sống tâm lý của con người được bao gồm nhiều hiện tượng phong phú, đa dạng, phức tạp như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tưởng, tình cảm, ý chí, khí chất, năng lực, lý tưởng, niềm tin..v.v Trong tiếng Việt, thuật ngữ "tâm lý", "tâm hồ...