PHẦN III. CÁC HOẠT ĐỘNG TÂM LÍ
CHƯƠNG 4. HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
A. Đặc điểm của hoạt động nhận thức
- Hoạt động nhận thức là quá trình tâm lý.
- Phạm vi phản ánh của hoạt động nhận thức rộng.
- Nội dung phản ánh của hoạt động nhận thức phong phú, đa dạng:
+. Các thuộc tính bên ngoài và bên trong của sự vật hiện tượng (SV, HT).
+. Các mối liên hệ và quan hệ của SV, HT tồn tại trong thế giới khách quan
- Hoạt động nhận thức gồm nhiều quá trình: Cảm giác, Tri giác, Tư duy, Tưởng Tượng, Trí nhớ.
- Sản phẩm của hoạt động nhận thức phong phú và đa dạng.
B. Nhận thức cảm tính
Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên, mức độ thấp nhất, trong đó cảm giác là hình thức phản ánh tâm lý khởi đầu, là hình thức định hướng đầu tiên của cơ thể trong thế giới. Trên cơ sở nảy sinh những cảm giác ban đầu mà có tri giác vì thể có thể nói tri giác là hình thức phản ánh cao hơn trong cùng một bậc thang nhận thức cảm tính. Cảm giác và tri giác có mối quan hệ chặt chẽ và chi phối lẫn nhau trong mức độ nhận thức "trực quan sinh động" về thế giới.
I. Quá trình cảm giác
1. Cảm giác
1.1. Định nghĩa
Cảm giác là quá trình nhận thức cảm tính phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng đang tác động trực tiếp vào giác quan của con người.
1.2. Đặc điểm
· Phản ánh thế giới khách quan một cách riêng lẻ, trực quan, cụ thể, từng thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng (hình dạng, kích thước, mùi vị, âm thanh, mầu sắc...). Đồng thời cũng phản ánh các trạng thái cơ thể như đói, no, khó chịu, mất thăng bằng...
· Chỉ xảy ra khi sự vật, hiện tượng tác động trực tiếp vào các giác quan.
· Phản ánh đối tượng với những đặc điểm cá thể của nó: đặc điểm của bản thân đối
· tượng đang tác động trực tiếp vào chúng ta, chứ không phải đối tượng cùng loại.
· Cảm giác của con người mang nội dung xã hội lịch sử
· Là kết quả của hoạt động phản ánh của một cá nhân cụ thể: "cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan". Như vậy cảm giác còn phụ thuộc vào trạng thái chủ quan và kinh nghiệm sống của mỗi chủ thể.
· Cảm giác của con người chịu sự chi phối nhiều của tư duy, ý thức, của nghề nghiệp, giới tính, dân tộc,... Sự phong phú của cảm giác của mỗi người phụ thuộc vào sự phong phú đa dạng của các hoạt động và những mối quan hệ xã hội của người ấy.
![](https://img.wattpad.com/cover/197445932-288-k836218.jpg)
YOU ARE READING
TÂM LÍ HỌC
Non-FictionĐời sống tâm lý của con người được bao gồm nhiều hiện tượng phong phú, đa dạng, phức tạp như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tưởng, tình cảm, ý chí, khí chất, năng lực, lý tưởng, niềm tin..v.v Trong tiếng Việt, thuật ngữ "tâm lý", "tâm hồ...