D. Ngôn ngữ
I. Ngôn ngữ
1. Khái niệm
Cùng với yếu tố hoạt động, trước hết là hoạt động lao động, ngôn ngữ là một trong những yếu tố quyết định quá trình phát triển lịch sử loài người và sự phát triển của mỗi cá nhân. Chính nhờ có ngôn ngữ mà con người thiết lập được các mối quan hệ xã hội giữa con người với con người, giữa con người với xã hội...qua đó trao đổi được những ỹ nghĩa, tình cảm, kinh nghiệm, phối hợp hành động chung. Hay nói khác đi, con người thiết lập sự giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là một hệ thống các ký hiệu đặc biệt dùng làm phương tiện giao tiếp và làm công cụ tư duy.
Ngôn ngữ là một hoạt động tâm lý, là đối tượng của tâm lý học. Ngôn ngữ đặc trưng cho từng người. Sự khác biệt cá nhân về ngôn ngữ thể hiện ở cách phát âm, ở giọng điệu, cách dùng từ, cách biểu đạt nội dung tư tưởng, tình cảm...
2. Chức năng của ngôn ngữ
2.1. Chức năng chỉ nghĩa:
Chỉ nghĩa là quá trình dùng một từ, một câu để chỉ một nghĩa nào đó, tức là quá trình gắn từ đó, câu đó ... với một sự vật, hiện tượng.
Nhờ chức năng chỉ nghĩa của ngôn ngữ mà các kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người được cố định lại, được tồn tại và truyền đạt lại cho thế hệ sau.
2.2. Chức năng thông báo:
Ngôn ngữ được dùng để truyền đạt và tiếp nhận thông tin và nhờ đó thúc đẩy, điều chỉnh hành động của con người.
Chức năng thông báo của giao tiếp còn được gọi là chức năng giao tiếp. Giao tiếp bao giờ cũng dẫn đến thay đổi hành vi.
2.3. Chức năng khái quát hoá:
Ngôn ngữ không chỉ một sự vật, hiện tượng riêng rẽ mà chỉ một lớp, một loại các sự vật, hiện tượng có chung thuộc tính bản chất. Vì vậy, ngôn ngữ là một phương tiện đắc lực của hoạt động trí tuệ.
Hoạt động trí tuệ bao giờ cũng có tính chất khái quát và không thể tự diễn ra mà phải dùng ngôn ngữ làm công cụ, phương tiện. Ngôn ngữ vừa là công cụ tồn tại của hoạt động trí tuệ, vừa là công cụ để cố định lại các kết quả của hoạt động này.
Trong ba chức năng của ngôn ngữ, chức năng thông báo (giao tiếp) là cơ bản nhất. Chỉ trong quá trình giao tiếp con người mới thu nhận được các tri thức mới về hiện thực do đó mới điều chỉnh được hành vi của mình cho thích hợp với hoàn cảnh sống. Về thực chất, chức năng khái quát hoá cũng là một quá trình giao tiếp song ở đây là giao tiếp với chính bản thân mình. Còn chức năng chỉ nghĩa là điều kiện để thực hiện chức năng thông báo và chức năng khái quát hoá.
II. Vai trò của ngôn ngữ đối với hoạt động nhận thức
Ngôn ngữ là một trong hai yếu tố (cùng với lao động) đã góp phần tích cực làm cho các quá trình tâm lý của con người có chất lượng khác hẳn với con vật. Ngôn ngữ có liên quan tới tất cả các quá trình tâm lý của con người, là thành tố quan trọng nhất về mặt nội dung và cấu trúc của tâm lý người, đặc biệt là của các quá trình nhận thức.
YOU ARE READING
TÂM LÍ HỌC
Não FicçãoĐời sống tâm lý của con người được bao gồm nhiều hiện tượng phong phú, đa dạng, phức tạp như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tưởng, tình cảm, ý chí, khí chất, năng lực, lý tưởng, niềm tin..v.v Trong tiếng Việt, thuật ngữ "tâm lý", "tâm hồ...