CHƯƠNG 3:_I. Khái niệm chung về nhân cách

19 0 0
                                    


PHẦN II. TÂM LÍ HỌC NHÂN CÁCH

CHƯƠNG 3. NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

I. Khái niệm chung về nhân cách

1. Khái niệm nhân cách (Personality)

1.1. Định nghĩa

Trước hết, chúng ta cần chú ý đến các khái niệm nhân cách, chủ thể, con người, cá nhân và cá tính. Khái niệm con người được dùng để chỉ một đại biểu của loài Homosapiens có ý thức, có lao động, ngôn ngữ và sống thành xã hôị. Con người được coi là một thực thể tự nhiên - xã hội có ý thức. Cá nhân được hiểu là con người cụ thể, một thành viên của cộng đồng, sống trong các điều kiện xã hội - lịch sử xác định.

Trong "cá nhân" luôn luôn có những biểu hiện của cái sinh lý, tâm lý và xã hội. Một con người cụ thể luôn biết làm chủ mình cũng như các quá trình hoạt động, các quan hệ sẽ được coi là chủ thể. Chủ thể biểu hiện nội dung tâm lý trong hoạt động, quan hệ sẽ có cá tính. Phức hợp toàn bộ những nét cá tính thể hiện bản sắc và quy định giá trị xã hội của chủ thể sẽ làm thành nhân cách. Khi dùng khái niệm "cá tính" là ta muốn chỉ cái đơn nhất, có một không hai, không lặp lại trong tâm - sinh lý của cá thể người - cá nhân.

Khái niệm nhân cách được hiểu như chữ "người" trong câu ca dao:

"Con ơi muốn nên thân người

Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha"

Khái niệm nhân cách được dùng để chỉ cái giá trị tinh thần mang những nét bản chất, giá trị xã hội - cái tinh túy nhất về tinh thần của một cá nhân. C.Mác đã nói rằng bản chất của con người không phải là bộ râu, máu của nó. Bản chất đó của nhân cách sẽ không trừu tượng mà hiện thực như là sản phẩm của các quá trình hoạt động và giao tiếp xã hội. Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Nhân cách được xem xét như là bộ mặt tâm lý riêng biệt của từng chủ thể. nhiều cách hiểu khác nhau về nhân cách.

Trong tâm lý học đã hiện tồn học thuyết tâm lý học đã cho rằng bản chất của nhân cách là nằm trong mâu thuẫn giữa các bản năng sống và chết (Freud) cũng như ở đặc điểm hình thể (Krestchmer), góc mặt (C. Lombrozo) và thể trạng (Sheldon). Những cách hiểu này về nhân cách là thể hiện quan điểm sinh vật hoá nhân cách. Có quan điểm tâm lý học lại muốn xã hội hoá nhân cách. Họ tiến hành xem xét và lấy các mối quan hệ xã hội như gia đình, họ hàng, bè bạn, trường học, cơ quan, công tác v.v... để thay thế một cách đơn giản, máy móc cho các thuộc tính tâm lý của cá nhân. Có quan điểm tâm lý học lại đem đồng nhất nhân cách với khái niệm con người. Họ cho rằng con người là một loài sinh vật đặc biệt có lao động, sống thành xã hội, có ngôn ngữ... Họ đã lấy con người cơ thể để thay thế một cách đơn giản, máy móc cho các thuộc tính tâm lý của cá nhân.

Những quan điểm này chỉ chú ý đến cái chung mà bỏ qua cái riêng- cái đặc thù và cái đơn nhất của nhân cách. Ngược lại, có một số quan điểm tâm lý học khác lại chỉ chú ý nhấn mạnh đến tính đơn nhất của nhân cách - cái có một không hai về mặt tâm lý như Piager, Fraisse, Allportvv... hay đến mặt giải phẫu sinh lý, thể chất nói chung như Warren, Drever.

TÂM LÍ HỌCWhere stories live. Discover now