II. Hoạt động và tâm lý

19 0 0
                                    


II. Hoạt động và tâm lý

1. Khái niệm hoạt động

Khái niệm về hoạt động.

+ Dưới góc độ sinh lý: Hoạt động là toàn bộ sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của cá nhân và xã hội

+Dưới góc độ cấu trúc hoạt động: Hoạt động là toàn bộ hành động được thống nhất theo mục đích chung nhằm thực hiện một chức năng xã hội nào đó.

+Dưới góc độ TLH:

* ĐN 1: Hoạt động là quá trình con người tác động vào đối tượng nhằm đạt được những mục đích và thoả mãn nhu cầu của mình.

* ĐN 2: Hoạt động là mối quan hệ qua lại giữa con người với thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới cả về phía con người (chủ thể). Trong mối quan hệ đó có hai quá trình diễn ra:

- Quá trình đối tượng hoá (xuất tâm): Là quá trình chuyển năng lực từ con

người vào trong đối tượng, ghi dấu vết của con người vào sản phẩm lao động.

- Quá trình chủ thể hoá (nhập tâm): Con người phản ánh những thuộc tính của đối tượng, của công cụ, phương tiện, trong quá trình sử dụng để tạo ra và làm phong phú tâm lý, ý thức của bản thân mình thông qua quá trình chiếm lĩnh thế giới.

* ĐN 3: Hoạt động là hình thức quan hệ tích cực với môi trường xung quanh mà qua đó thì những mối liên hệ có thực của con người với hiện thực mới được thiết lập

2. Đặc điểm của hoạt động

Ø Đối tượng hoạt động là cái con người cần tạo ra .

Ø Mục đích hoạt động là làm biến đổi thế giới (khách thể) và biến đổi bản thân chủ thể

Ø Chủ thể hoạt động có thể là một hay nhiều người thực hiện

Ø Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp. Con người tác động đến khách thể qua hình ảnh tâm lý ở trong đầu, qua việc sử dụng các công cụ lao động và ngôn ngữ.

3. Cấu trúc của hoạt động

A.N.Lêônchiev nêu lên cấu trúc vĩ mô của hoạt động gồm 6 thành tố và mối quan hệ của 6 thành tố: Hoạt động; Hành động; Thao tác; Động cơ; Mục đích; Phương tiện.

Hoạt động được thúc đẩy bởi một động cơ nhất định.

Động cơ là cái quan trọng nhất trong tâm lý con người. Có động cơ gần và động cơ xa. Động cơ xa là mục đích chung của hoạt động; Động cơ gần là mục đích bộ phận. Mục đích bộ phận là mục đích của từng hành động.

Hành động là bộ phận hợp thành của hoạt động. Mỗi hoạt động có thẻ gồm một hay nhiều hành động tạo nên. Ngược lại một hành động có thể tham gia một hay nhiều hoạt động khác nhau.

Hành động nhằm giải quyết một nhiệm vụ cụ thể trong điều kiện cụ thể. Tuỳ mục đích và điều kiện cụ thể nơi diễn ra hành động mà xác định cách thức cụ thể giải quyết nhiệm vụ. Cách thức này chính là các thao tác tạo nên hành động.

Mục đích hành động thực hiện được là nhờ thực hiện thao tác. Ngược lại, các thao tác được quyết định bởi các công cụ, điều kiện bên ngoài.

Tóm lại, cuộc sống của con người là một dòng các hoạt động. Dòng các hoạt động này bao gồm các hoạt động riêng rẽ theo các động cơ tương ứng. Hoạt động được hợp thành bởi các hành động theo một mục đích nhất định. Hành động do các thao tác hợp thành và tuỳ thuộc các điều kiện cụ thể. Đó là cấu trúc vĩ mô của hoạt động ở con người.

Cần đặc biệt chú ý tới mối quan hệ qua lại giữa các thành tố trong cấu trúc hoạt động. Sáu thành tố cùng với các mối quan hệ giữa chúng tạo thành cấu trúc vĩ mô của hoạt động. Hoạt động là sự vận động của từng người, các thành tố và quan hệ giữa chúng là sản phẩm nảy sinh chính trong sự vận động của hoạt động.

Hoạt động Động cơ

Hành động Mục đích

Thao tác Điều kiện

Sơ đồ cấu trúc vĩ mô của hoạt động

4. Phân loại hoạt động

Có nhiều cách phân loại hoạt động

Xét về phương diện cá thể

Ở con người có 4 loại hoạt động:

- Hoạt động vui chơi

- Hoạt động học tập

- Hoạt động lao động

- Hoạt động xã hội

Xét về phương diện sản phẩm (vật chất hay tinh thần)

Có hai hoạt động lớn :

- Hoạt động thực tiễn là loại hoạt động hướng vào vật thể hay quan hệ, tạo ra sản phẩm vật chất là chủ yếu.

- Hoạt động lý luận là hoạt động diễn ra với hình ảnh, biểu tượng, khái niệm... tạo ra sản phẩm tinh thần.

Hai loại hoạt động này luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau.

Có cách phân loại lại chia hoạt động thành 4 loại :

- Hoạt động biến đổi.

- Hoạt động nhận thức.

- Hoạt động định hướng giá trị.

- Hoạt động giao lưu.

4. Vai trò của hoạt động trong sự hình thành và phát triển tâm lý

Hoạt động đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển tâm lý người; nó là hình thức quan trọng nhất của mối quan hệ tích cực giữa con người với thế giới khách quan; là phương thức tồn tại của con người.

TÂM LÍ HỌCWhere stories live. Discover now