II. Giao tiếp

16 0 0
                                    


II. Giao tiếp

Sống trong xã hội, con người không chỉ có quan hệ với thế giới sự vật hiện tượng bằng hoạt động có đối tượng mà còn có quan hệ giữa con người với con người, giữa con người và xã hội - đó là quan hệ giao tiếp.

1. Khái niệm

Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau.

Mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người có thể xảy ra với các hình thức khác nhau:

- Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân.

- Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm.

- Giao tiếp giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng...

2. Chức năng của giao tiếp

- Định hướng: Là khả năng xác định mức độ nhu cầu tình cảm, vốn kinh nghiệm, tư tưởng, hứng thú ... của đối tượng giao tiếp qua đó chủ thể giao tiếp có nội dung giao tiếp phù hợp với đối tượng.

Định hướng được tiến hành ngay cả trong quá trình giao tiếp để điều chỉnh nội dung giao tiếp. Chức năng định hướng trong giao tiếp kết thúc khi quá trình giao tiếp kết thúc.

- Điều khiển, điều chỉnh hành vi: Qua quá trình định hướng, chủ thể giao tiếp điều khiển, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với đối tượng giao tiếp nhằm đạt mục đích đã đề ra.

- Giáo dục và phát triển nhân cách: Qua quá trình giao tiếp, chủ thể và đối tượng giao tiếp học hỏi lẫn nhau về chuẩn mực hành vi và đạo đức. Đây là điều kiện để hình thành và phát triển nhân cách.

3. Các loại giao tiếp

Có nhiều cách phân loại giao tiếp.

· Theo phương tiện giao tiếp có thể có các loại giao tiếp sau:

- Giao tiếp vật chất: giao tiếp thông qua hành động với vật thật.

- Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ như giao tiếp bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt...

- Giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết): Đây là hình thức giao tiếp đặc trưng của con người, xác lập và vận hành mối quan hệ người - người trong xã hội.

· Theo khoảng cách, có thể có hai loại giao tiếp cơ bản:

- Giao tiếp trực tiếp là loại giao tiếp mặt đối mặt, chủ thể giao tiếp phát và nhận tín hiệu với nhau.

- Giao tiếp gián tiếp là loại giao tiếp qua thư từ, có khi qua ngoại cảm, thần giao cách cảm.

· Theo quy cách, người ta chia giao tiếp thành 2 loại:

- Giao tiếp chính thức là loại giao tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách, quy định, thể chế.

- Giao tiếp không chính thức là giao tiếp giữa những người hiểu biết rõ về nhau, không câu nệ vào thể thức mà theo kiểu thân tình, nhằm mục đích chính là thông cảm, đồng cảm với nhau.

Các loại giao tiếp nói trên luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, làm cho mối quan hệ giao tiếp của con người vô cùng đa dạng và phong phú.

4. Các phương tiện giao tiếp

Trong quá trình giao tiếp, người ta thường sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để tiến hành hoạt động giao tiếp.

4.1. Phương tiện ngôn ngữ

Ngôn ngữ thực chất là hệ thống ký hiệu tượng trưng về sự vật, hiện tượng cũng như những thuộc tính và quan hệ của chúng, được con người quy ước và sử dụng trong giao tiếp giữa con người với con người. Trong quá trình giao tiếp, chủ thể và đối tượng giao tiếp thường sử dụng hai loại ngôn ngữ: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

Ngôn ngữ có ba chức năng là thông báo, diễn đạt và tác động. Việc đặt những câu ngắn, hàm súc kết hợp với việc sử dụng những hình thái và ngữ điệu phù hợp sẽ gây được hứng thứ của người nghe.

4.2. Phương tiện phi ngôn ngữ

Trong quá trình giao tiếp, chủ thể và đối tượng giao tiếp không sử dụng ngôn ngữ mà dùng hành vi, cử chỉ để bộc lộ thái độ, nội dung giao tiếp.

Trong quá trình giao tiếp, người ta thường sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ sau:

- Giao tiếp qua nét mặt.

- Giao tiếp qua hành vi, cử chỉ, điệu bộ.

- Giao tiếp qua việc sử dụng các phương tiện vật chất...

- Giao tiếp qua việc sử dụng các ký hiệu.

Khi sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp cần chú ý đến sắc thái của các phương tiện trong những tình huống xác định.

5. Vai trò của giao tiếp trong sự hình thành và phát triển tâm lý

Giao tiếp là điều kiện tất yếu của sự hình thành và phát triển tâm lý người ví nhờ có giao tiếp giữa các thế hệ, giữa nhóm này với nhóm kia mà tâm lý người được nảy sinh và phát triển.

TÂM LÍ HỌCWhere stories live. Discover now