Phần 1.2: Cảm nhận về đời sống chiến đấu và sinh hoạt hằng ngày của ba cô gái

1.4K 11 1
                                    

Lê Minh Khuê tiêu biểu cho dòng văn học trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Bà có rất nhiều tác phẩm hay, được bạn đọc yêu qu‎ý và đón nhận. Trong số đó ta không thể không nhắc tới truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" nổi tiếng nhất của bà. Truyện ngắn kể về ba cô thanh niên xung phong với vẻ đẹp phẩm chất anh hùng và tâm hồn lạc quan, yêu đời làm nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn. Đến với đoạn trích kể về cuộc sống chiến đấu và sinh hoạt thường ngày, ta thấy hiện rõ lên những vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn cao qu‎‎ý của các cô.

Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá. Bà là nhà văn chuyên về chuyện ngắn, đề tài thường hướng đến trong những năm tháng kháng chiến là cuộc sống tuổi trẻ của thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. "Những ngôi sao xa xôi" ra đời năm 1971, là giai đoạn mà cuộc đấu tranh của dân tộc đang diễn ra hết sức ác liệt. Đoạn trích về cuộc sống hàng ngày của ba cô thanh niên xung phong đã thể hiện đặc sắc những phẩm chất chiến sĩ gan da, can trường, đâu đó trong tâm hồn còn mang nét thiếu nữ hồn nhiên và mơ mộng.

Phương Định, Thao và Nho, ba cô gái với những hoàn cảnh, tính cách khác nhau giờ đây cùng tụ lại trên chiến trường với mục đích chung là bảo vệ Tổ quốc. Phương Định là một cô gái Hà thành có ngoại hình rất đẹp, cùng người mẹ thân yêu trải qua một tuổi thơ, thời học sinh êm đềm. Tưởng chừng như cuộc sống về sau vẫn bình yên như thế thì Phương Định lại quyết định gia nhập thanh niên xung phong. Tiếp theo là chị Thao  lớn nhất trong cả bọn, có lẽ cái xuất thân từ miền quê lúa đã rèn dũa cho chị cái tính cách táo bạo, đáng gờm mà ai cũng phải nể sợ. Bên cạnh đó, ẩn chứa trong vẻ ngoài cứng cỏi của cô là một trái tim ấm áp, bao giờ cũng chăm lo cho các em mà nhận hết phần khó về mình. Cuối cùng phải kể đến là em út Nho, cô nhỏ hơn các chị mình nhiều nên cũng có phần trẻ con hơn, thích ăn kẹo, thích nhõng nhẽo với chị, những hình ảnh ấy làm ta mường tượng tới một cô gái hồn nhiên, vô tư lự, nhỏ bé, nhưng không vì thế mà ta coi cô là người nhút nhát. Trên chiến trường, cô cũng là người thanh niên can đảm và trách nhiệm không kém gì chị mình. Nơi các cô sống cực kì khó khăn và nguy hiểm, là một hang đá dưới chân một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, đây là vùng trọng điểm nên ngày nào cũng có máy bay địch thả bom càn quét, vậy nên gần như không có sự sống nào có thể tồn tại được nơi đây. Công việc có nguy hiểm nhưng các cô vẫn hoàn thành bất chấp, mang trong mình dũng khí kiên cường, mạnh mẽ.

Đầu tiên, ta đến với hoàn cảnh chiến đấu của các cô. Công việc đòi hỏi các cô không chỉ chạy trên cao điểm cả ban đêm mà còn cả ban ngày,  phơi mình dưới con mắt "cú vọ của giặc Mỹ". Ban ngày lúc nào cũng nóng bức, trên cao điểm không có cây xanh lại làm không khí nóng hơn. Các cô phải làm việc trong môi trường cực khổ như thế đấy, nơi mà không phải cô gái thành thị nào, hay những cô gái trẻ nào có thể thoải mái mà chấp nhận. Ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi, trên đầu họ là máy bay địch cứ vài phút lại lượn qua vài lần, chúng thả bom càn quét, chúng giết hết tất cả sự sống gặp qua, reo rắc nỗi kinh hoàng sợ hãi tột độ. Nhưng nỗi kinh hoàng âm thầm hơn lại nằm ở dưới chân kia, nơi những quả bom nổ chậm cứ chực chờ con người đến. Như loài thú ác quỷ quyệt, chúng giấu mình sau lớp đất đá và cố tình không nổ ngay, có thể nổ lúc này, có thể chốc nữ, ương bướng rình con người đến rồi đùng một cái, giết họ ngay lập tức! Bằng những câu văn ngắn được sử dụng liên tục càng thổi bùng lên sự khốc liệt, tàn bạo và căng thẳng đồn dập của chiến tranh.

Tổng Hợp Nghị Luận Văn Học 9 Của TôiNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ