Lưu ý: Truyện chỉ đăng tải trên WATTPAD của Alph16 và không được đăng tải trên bất kì website Việt Nam nào như truyenwiki1.com hay truyen3s.com,... Tất cả các website Việt đăng tải đều là ăn cắp và re-up trái phép, mong bạn đọc có tâm hãy chỉ đọc ở WATTPAD chính chủ để ủng hộ và bảo vệ quyền lợi của cộng đồng tác giả Việt Nam.
-------------------------------
Đoạn 10 - Công chúa Quỳnh Nga kén chồng
Nhà vua thấy tuổi mình đã cao, nên cho lập một lầu cao kén chồng cho con gái. Thế tử các nước chư hầu và người dân đều kéo đến, mong được kết duyết cùng công chúa Quỳnh Nga xinh đẹp khiến kinh thành Tràng Yên trở nên tấp nập, náo nhiệt vô cùng.
✪
Đoạn này nói việc trong trào
Con vua lập một lầu cao kén chồng.
Quỳnh Nga công chúa sắc phong
Hoa nhường, nguyệt thẹn, mặn nồng thiên hương.
Viện vương sinh có một nàng
Nâng niu quý hóa, ngọc vàng kém xa.
Mặc lòng nghĩ ngợi khoan hòa
Kén ngôi phò mã đợi hòa mai sau.Điệp đi các nước chư hầu
Cho các thế tử về chầu kén duyên.
Các nơi nghe thấy báo tin
Sắm sanh xe ngựa, binh quyền thẳng giong:
Cân đai đủ vẻ anh hùng
Trái duyên nên chẳng đẹp lòng công nương.
Cho nên các nước thẹn thuồng
Tới lui hai lẽ khôn đương hồ đồ.Ngự tiền biết ý căn do
Phán truyền các nước hồi đô ra ngoài.
Bao nhiêu lễ cống hứa lai
Bạc vàng tặng thưởng đền bồi công nay
Chư hầu lĩnh lấy, cảm thay.
Cùng nhau ai nấy phân tay ra về.Viện vương lòng cũng sầu bi
Thương con vả lại mình thì cao niên
Lệnh sai quải bảng tống truyền
Xá dao cho khắp dưới trên trong ngoài.
Tuyển lâu lại lập một nơi
Liễn câu rủ dọc, biển bài treo ngang
Tứ bề trướng phủ, màn giăng.
Rõ ràng hai chữ thiếp vàng: Tuyển phu.Nhân dân nghe thấu sự cơ
Sắm sanh ăn mặc đủ đồ ra đi.
Bảo nhau khắp chợ cùng quê
Đua nhau sắm sửa đi về ríu ran
Thế tình chuộng lạ tham sang
Muốn làm rể chúa con hoàng một phen
Cho nên chẳng quản dặm nghìn
Băng chừng lối cũ đường quen đi về.
Sơn lâm cùng cốc, giang khê
Nghe tin hớn hở, đều về đế kinh
Người giàu má đỏ, mày xanh.
Quần là áo lượt đua tranh lên đường.
Người nào gia sản thường thường
Cũng lo quần áo phải nhường ra đi.
Người nào nghèo chẳng có chi
Bạc tiền vay mượn mang về sắm sanh.
May quần, thay áo cho xinh.
Trời cho ta có phúc lành thời nên.
Rủ nhau kéo đến Tràng Yên
Ngựa xe võng giá như nêm đầy đường.
Viện vương ra ngự tuyển tràng
Dạy đòi công chúa xe loan theo hầu.
Nàng bèn vâng lệnh ra chầu
Xa trông liếc mắt âu sầu ủ ê.
Chúa rằng: Thiên hạ dân quê
Hết lòng cũng muốn dựa kề chí tôn
Tuyển tràng dóng dả vuông tròn
Gió đưa mùi xạ, hương tuôn khói trầm.
Lên xe tựa án, nương cằm
Khắp trong thiên hạ càng nhằm càng dơ.Ngự tiền chỉ phán bấy giờ:
Sĩ dân ngần ấy, con vừa lòng ai?
Chúa rằng: Tủi phận trang đài
Bấy nhiêu người ấy chẳng ai Châu Trần
Vua nghe tỏ hết sự nhân
Truyền thôi cuộc tuyển, xã dân đều về.Lên xe phụ tử đề huề
Tiền hô, hậu ủng, thiên uy lạ nhường!
Quân dân ra khỏi tuyển trường
Nhìn nhau buồn bã hổ han mọi bề
Người giàu phí tổn chẳng chi
Cũng như xem hội trở về khi nay.
Thương cho kẻ phải đi vay
Người đòi, kẻ thúc, thẹn thay tấm lòng!
Trở về bán ruộng trả xong
Một thân cay đắng cực lòng mỉa mai.Viện vương dạ cũng bi ai
Tấm lòng chua xót bực hai ba phần.
Nỗi nàng công chúa hồng quần
Lòng thương cha mẹ muôn phần kém tươi.
Hiên tây cửa khép, then cài
Lược gương biếng chải, hán hài biếng trau
Giọt sương gieo nặng cành đào
Càng lo bể ái, càng dào mạch tương
Than rằng: Tệ mấy Đằng vương
Nỡ ngăn tấm gió, chẳng thương chút tình!
Ngày nào đông đúc yến oanh
Kẻo còn như cuốc cầm canh mùa hè;
Ngày nào lan huệ sánh kề
Kẻo còn như dế rì rề kêu sương!
Đêm xuân khuya khoắt canh trường.
Ngày xuân lắm mối tơ vương bận lòng!
Vui xem tô lục chuốt hồng
Buồn trông thấy nỗi tình chung mà sầu!
Thôi ra gác, lại vào lầu
Lược ngà biếng chải, gương tầu biếng soi
Thôi bút vẽ, lại đề bài
Thơ hòa mấy vận, châu rơi mấy hàng!
Canh chầy mơ giấc hoàng lương
Tỉnh ra lại thấy muôn nhường như không.
BẠN ĐANG ĐỌC
Truyện thơ Nôm Thạch Sanh (Tổng hợp bởi: Alph16)
Poetry♪"Đàn kêu tích tịch tình tang: Ai mang công chúa dưới hang trở về?"♪ 💚Thạch Sanh, một cái tên không còn xa lạ trong những câu chuyện cổ tích, nhưng liệu bạn đã từng đọc và cảm nhận vẻ đẹp của câu chuyện ấy một cách trọn vẹn dưới dạng thơ lục bát? �...