[Vợ Nhặt] Đề 3 : Giá trị nhân đạo

8.3K 69 0
                                    

1.Trên cơ sở một bản thảo cũ viết từ sau CM8 đến sau năm 1945 "Vợ nhặt" được Kim Lân xây dựng hoàn chỉnh vào năm 1954. Gần mười năm trăn trở thể hiện tư tưởng của mình Kim Lân đã làm cho tác phẩm trở thành truyện ngắn đặc sắc. Đọc"Vợ Nhặt" trước tiên người đọc thấy ám ảnh ngay về những mảng hiện thực khắc nghiệt trần trụi. Nhưng nếu chiêm nghiệm kỹ càng chúng ta sẽ tìm thấy một mạch ngầm khác chảy suốt chiều dài những trang truyện. Dòng chảy ấy là giá trị nhân đạo của tác phẩm và chính nó đã góp phần quan trọng tạo nên giá trị tuyệt vời của tác phẩm và nâng cao vị thế nhà văn trong đội ngũ những cây bút truyện ngắn Việt Nam hiện đại.



2. Giá trị nhân đạo của tác phẩm "Vợ nhặt".


Tóm tắt cốt truyện: Vợ Nhặt là câu chuyện được Kim Lân xây dựng trong bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945; Tràng một người dân nghèo ngụ cư lấy được vợ, khiến cả xóm nghèo và người  mẹ - bà cụ Tứ ngạc nhiên, lo âu và  vừa vui chen lẫn buồn. Trong bữa cơm gia đình đạm bạc kham khổ, giữa những ngày đói u ám, trong óc Tràng hiện lên những cảnh người  nghèo đói kéo nhau trên đê sộp, đằng trước có lá cờ đỏ to lắm...


2.1. Cái nhìn sâu sắc và tấm lòng nhân hậu trước khát vọng của con người.


Tác phẩm mở ra với bối cảnh đổi thay to lớn đầy nghịêt ngã của cuộc sống con người khi nạn đói lịch sử vào năm 1945 tràn tới. Nó trở thành một hội chứng can thiệp vào cuộc sống, đập vỡ biết bao nhiêu mái ấm, xô đẩy con người đến thế giới tử thần, thay đổi nếp sống cách nghĩ, vốn văn hoá thuần phác trong sáng của người Việt.


Nhân vật Tràng  xuất hiện với sự biến đổi lớn, từ Tràng vui tính được trẻ con yêu mến giờ câm lặng tiều tuỵ kiệt sức "đi từng bước mệt mỏi ... đầu chúi về phía trước" và cô gái (Vợ Tràng sau này) vì đói mà mất tính cách với hành động bê tha và hình dáng tiều tụy lam lũ. Thế giới người đói hiện lên dưới ngòi bút nhà văn "Cái lều chợ đầy những người bồng bế dắt díu nhau xanh xám như những bóng ma, sáng nào cũng thấy ba bốn cái xác người chết nằm ngổn ngang".


Nạn đói xoá đi cái sinh khí của xóm làng, biến cái trù phú nhộn nhịp thành cái xơ xác, tiêu điều và đặc biệt thế giới con người sống mang đầy hơi thở tử khí của nghĩa địa, làng xóm không nhà nào có ánh đèn lửa khi đêm về, tiếng quạ kêu hoà với tiếng hờ khóc của người chết... là âm thanh ghê rợn buốt nhói vỗ động không gian. Giữa khung cảnh thê lương ấy ngòi bút Kim Lân đã dựng dậy câu chuyện hôn nhân: Tràng "nhặt" người đàn bà xa lạ mà cái đói đã làm biến dạng tính cách về làm vợ và đưa cô về làng.


Dưới góc nhìn hiện thực nghiêm lạnh người ta có thể đánh gíá hành động của Tràng là hành động liều lĩnh và con người đã mất giá một cách thảm hại. Tuy nhiên, đó là cái nhìn bên ngoài hời hợt của trái tim vô cảm. Cây bút nồng đượm hơi ấm yêu thương và cái nhìn nhân văn Kim Lân muốn đạt tới một đích khác đó là khai thác cái khát vọng âm ỉ cứ bền bỉ cháy trong các số phận nhân vật. Trước tiên là  khát vọng sống vẫn âm thầm cháy nơi cô gái. Bốn bát bánh đúc rõ ràng không phải là nguyên nhân khiến cô gái chung thân với Tràng, dường như cô tìm thấy ở Tràng có sự loé sáng hy vọng, đó là niễm tin dầu mơ hồ về một tổ ấm  có thể được tạo dựng. Chính đó là niềm tin của người đàn bà  yếu đuối suy sụp mất hết hy vọng sống vào sức mạnh nâng đỡ của người đàn ông và tình yêu sẽ chắp cánh cho cô bay qua cõi chết.

Phân tích văn học ôn thi Đại Học Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ