Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trung Thành được bắt nguồn từ dòng chảy lịch sử của mảnh đất Tây Nguyên dữ dội. Nguyễn Trung Thành đã có những năm tháng sống và chiến đấu, chứng kiến những mất mát, đau thương mà mảnh đất này phải hứng chịu. Tác phẩm "Rừng xà nu" được viết trong thời kì chiến tranh xảy ra ác liệt nhất. Tác giả đã khắc họa hình ảnh nhân vật T'nú- biểu tượng cho mảnh đất Tây Nguyên hùng hồn, bi tráng.
T'nú được xem là nhân vật trung tâm xuyên suốt tác phẩm, cũng như hình tượng của rừng xa nù đại ngàn. Nguyễn Trung Thành đã khéo léo xây dựng nhân vật này với những tính cách, đặc điểm mang đậm dáng dấp Tây Nguyên. Với màu sắc sử thi hào hùng, bi tráng, Nguyễn Trung Thành đã vẽ ra trước mắt người đọc một hình ảnh hào hùng, kiên cường và bất khuất nhất. Truyện ngắn "Rừng xà nu" mang màu sắc sử thi từ cách tác giả xây dựng nhân vật T'nú. Câu chuyện của một mảnh đất, của một đời người được kể gói gọn trong một đêm như vậy. Đây chính là sự thành công của Nguyễn Trung Thành. T'nú là người con của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ với những đặc điểm, tính cách mà chỉ nơi đây mới có.
Vào một đêm ngoài rừng mưa rì rào như gió nhẹ, dưới ánh lửa xà nu bập bùng, tất cả dân làng Xôman già trẻ gái trai nghe cụ Mết, một già làng có thân hình vạm vỡ quắc thước, mắt sáng xếch ngược, râu rài ngang ngực kể về cuộc đời đầy bi hùng của Tnú.
Lúc còn bé đến khi trở thành chiến sĩ Tnú là người con của dân làng Xôman, cha mẹ mất sớm và được dân làng cưu mang, nuôi dưỡng. Cũng như người dân làng "có cái bụng thương núi, thương nước", Tnú đã sớm có lòng yêu thương nhân dân, làng xóm. Từ tấm lòng này, Tnú đã mở rộng thành tình yêu gắn bó trung thành thủy chung sâu nặng với Cách mạng, cán bộ Cách mạng. Bởi ngay từ khi còn là một cậu bé, Tnú được cụ Mết, người gìn giữ và truyền ngọn lửa Cách mạng từ thế hệ này sang thế hệ khác cho hay: "Cán bộ là Đảng. Đảng còn nước non này còn". Vì vậy ngay từ chặng đầu của cuộc đời, Tnú đã xuất hiện với tư cách của người anh hùng Tây Nguyên thời chống Mỹ. Dù còn nhỏ, Tnú đã sớm tỏ ra gan góc táo bạo, đầy quả cảm như Kim Đồng, Lê Văn Tám, Vừ A Dính... Bất chấp sự vây lùng khủng bố dã man của kẻ thù, chặt đầu những người đi nuôi cán bộ - đầu anh Xút, bà Nhan đang bị chúng treo lủng lẳng đầu bản xóm, Tnú đã cùng với Mai xung phong vào rừng bảo vệ anh Quyết, một cán bộ trung kiên của Đảng. Đây là một công việc vô cùng khó khăn và đầy nguy hiểm nhưng Mai à Tnú đã làm rất tốt để dân làng Xô man mãi tự hào " Năm năm chưa hề có cán bộ bị giặc bắt hoặc bị giết ở trong rừng".
Tnú còn là một người có phẩm chất chính trực, trong sáng, trung thực, thẳng thắn như cây xà nu. Tnú quyết tâm học cho được cái chữ Cụ Hồ để trở thành cán bộ giỏi thay anh Quyết, nếu không may anh Quyết bị hy sinh. Tnú có cái đầu sáng lạ lùng trong việc tìm đường rừng để đưa thư cho anh Quyết. Nhưng Tnú học chữ hay quên. Bởi vậy, khi học chữ thua Mai, Tnú đã tự trừng phạt cái tội hay quên của mình bằng cách "cầm hòn đá tự đập vào đầu mình máu chảy ròng ròng". Hành động này có cái gì đó hơi nóng nảy, nông nổi nhưng nó biểu lộ ý chí, quyết tâm sắt đá của một con người có chí khí, vì không học được chữ nên tự trừng phạt mình cho đau cho nhớ mà cố gắng hơn.
BẠN ĐANG ĐỌC
Phân tích văn học ôn thi Đại Học
PoetryOk ! Nếu bạn tiếp thu được hết chỗ này thì chúc mừng, bạn sẽ chẳng sợ môn văn nữa :3 Nếu có thắc mắc về Văn học, hãy để lại comment ở đề văn mà bạn có thắc mắc, mình sẽ trả lời. Hiện tại mình đã đi du học. Có thể trả lời muộn, nhưng mình sẽ cố gắng...