[Đây thôn Vĩ Dạ] Đề 1 : Phân tích bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ

16.5K 217 16
                                    

Đề bài: Phân tích bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử


Bài Làm

Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) là một trong những hồn thơ phong phú và mãnh liệt nhất của thơ ca lãng mạn. Thơ của ông có những vần đầy huyết lệ nhưng cũng có những vần trong trẻo, tinh khiết như nước suối ban mai giữa rừng, nhất là những vần thơ viết về thiên nhiên và tình yêu. Có một lần hai nguồn thi cảm ấy gặp nhau kết tinh toả sáng thành những vần thơ tuyệt tác "Đây thôn Vĩ Dạ".

I. Hoàn cảnh sáng tác

1. "Đây thôn Vĩ Dạ" được rút trong tập "Thơ điên" – 1939. Thi sĩ Hàn Mặc Tử đã viết bài thơ này sau khi nhận được tấm bưu ảnh do Hoàng Cúc gửi từ Huế. Trong cuộc đời 28 năm của thi nhân, Hoàng Cúc là mối tình đầu, là người yêu trong đơn phương, lặng thầm của Hàn Mặc Tử. Khi còn làm việc ở sở Đạc Điền – Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử đã đem lòng yêu thương Hoàng Cúc – con một viên chức cao cấp. Đấy là người thiếu nữ mang vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo còn giữ được nhiều nét chân quê. Thi nhân yêu nhưng chỉ dám đứng từ xa để chiêm ngưỡng dung nhan Hoàng Cúc bởi tính quá rụt rè, bẽn lẽn. Tất cả mối chân tình ấy, Hàn Mặc Tử gửi gắm vào tập "Gái quê". Khi Hoàng cúc theo cha về Vĩ Dạ - Huế, Hàn Mặc Tử tưởng như nàng đi lấy chồng:

"Ngày mai tôi bỏ làm thi sĩ

Em lấy chồng rồi hết ước mơ

Tôi sẽ đi tìm mỏm đá trắng

Ngồi lên để thả cái hồn thơ"

Đến năm 1939, trong những ngày tháng vật lộn với cơn bệnh hiểm nghèo, Hàn Mặc Tử nhận được tấm bưu ảnh về phong cảnh xứ Huế có sông nước, có thuyền, có trăng, có mặt trời cùng những hàng cau kèm theo những dòng chữ hỏi thăm của Hoàng Cúc. Xúc động, bồi hồi trước tấm lòng cố nhân, Hàn Mặc Tử đã sáng tác bài thơ này.

Phải chăng một tâm hồn được tinh yêu làm sống dậy và niềm tự hào về quê hương người đẹp qua hồi tưởng đã giúp Hàn Mặc Tử sáng tác ra các câu thơ thánh thiện đến thế?

Khi phân tích, chúng ta chú ý đến mối tình với người con gái Huế là nguồn cảm hứng để Hàn Mặc Tử viết nên tác phẩm ấy mà tấm bưu ảnh là nguồn khơi cảm hứng. Mối tình đơn phương, hư ảo ấy có lẽ chỉ đem đến cho cảnh sắc thiên nhiên Vĩ Dạ thêm chút mộng mơ và thấm đượm nỗi buồn chia li man mác. Không nên đồng nhất mối tình với tình cảm, bức tranh thơ.

2. Vĩ Dạ là một thôn nhỏ nằm bên bờ sông Hương - xứ Huế. Thôn ấy trước Cách mạng là các vương hầu, hoàng tộc và các gia đình quý phái cư trú. Ở đó có khu nhà vườn đẹp xinh như một bài thơ tứ tuyệt với cây cảnh, cây ăn quả rất nổi tiếng. Từ xưa, nó đã đi vào thơ ca bởi vẻ đẹp thi vị, tiêu biểu cho cảnh sắc và phong vị của "Đây xứ mơ màng, đây xứ thơ":

"Du khách bảo đây vườn kín đáo

... Đây xứ mơ màng, đây xứ thơ

... Nghiêng nghiêng vành nón dáng chờ ai?"

Nhà thơ Bích Khê đã từng viết:

"Vĩ Dạ thôn! Vĩ Dạ thôn!

Biếc tre, cần trúc không buồn mà say"

Phân tích văn học ôn thi Đại Học Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ