Nguyễn Minh Châu là nhà văn được mệnh danh là vị khai quốc công thần của triều đại văn học mới "Người mở đường tinh anh và tài năng" (Nguyên Ngọc). Ông quan niệm rằng "thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người". Nếu trước năm 1975 nhà văn đi tìm hạt ngọc ấy trong chất sử thi anh hùng với những tác phẩm tên tuổi như:Mảnh trăng cuối rừng Dấu chân người lính Cửa sông...thì sau năm 1975 nhà văn khám phá vẻ đẹp của hạt ngọc ấy trong những con người đời thường lam lũ nhọc nhằn. Người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp ấy.
Bạn đọc chắc không quên Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu là một thiên sử diễm tình trong chiến tranh ác liệt nơi "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai". Đó là vẻ đẹp của nhân vật Nguyệt với tình yêu thủy chung trong sáng như một sợi chỉ đỏ óng ánh và một đức hi sinh cao thượng hết lòng vì đồng đội hết mình vì lý tưởng. Đó là vẻ đẹp chinh phục biết bao trái tim bạn đọc nhưng đó lại là một vẻ đẹp được lý tưởng hóa tôn lên chỉ để ngắm nhìn và ngưỡng mộ là viên ngọc lấp lánh trong thời chiến. Nhưng Chiếc thuyền ngoài xa cùng với sự đổi mới về cách nhìn cách viết đã đưa người đọc về với những gì trần trụi đời thường nhất diễn ra trong đời sống thường nhật của con người sau chiến tranh. Đó là câu chuyện về người đàn bà hàng chài nghèo khổ sống trong cảnh đông con thuyền chật. Vì nghèo khổ nên chồng chị lấy việc đánh đập hành hạ chị để giải tỏa những buồn bực trong cuộc sống nhưng chị vẫn dứt khoát không chịu bỏ chồng chỉ vì chị muốn bảo vệ hạnh phúc ấy cùng một sắp con nhỏ trên dưới mười đứa. Sự thật cuộc đời trần trụi như thế nếu chỉ nhìn từ xa thì không bao giờ ta thấy được.
Trước hết người đọc phải cảm ơn Phùng vì từ cái đơn đặt hàng của trưởng phòng về một bức tranh cảnh biển mù sương để bổ sung cho tờ lịch tháng bảy năm sau. Phùng đã trở về với chiến trường xưa của mình – một vùng biển miền Trung cách Hà Nội 600 km. Cũng tại đây việc tìm một bức tranh cảnh biển mù sương rất khó bởi bây giờ là tháng bảy. Mặt khác để tìm được một bức ảnh đẹp quả là khó bởi nơi đây vẫn còn in đậm những tàn tích của chiếc tranh đó chính là hình ảnh bãi xe tăng hỏng những chiếc xe rà phá mìn của công binh Mỹ để lại làm cho vùng biển trở nên nhếch nhác. Nhưng bằng tâm hồn người nghệ sĩ và lòng yêu nghề Phùng đã thu vào ống kính của mình một bức tranh đẹp. Đó là bức tranh cảnh biển mù sương với chiếc thuyền lưới vó "Mũi thuyền in một nét mơ hồ lờ nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im như tượng trên chiếc mui khum khum đang hướng mặt vào bờ". Đây là một bức tranh đúng như yêu cầu của trưởng phòng rất tĩnh vật. Một bức tranh nghệ thuật mang vẻ đẹp hư ảo huyền hoặc. Bức tranh đẹp đã làm cho trái tim người nghệ sĩ rung động "Trái tim tôi như có gì bóp thắt vào" tâm hồn người nghệ sĩ phút chốc thăng hoa vẻ đẹp khiến người nghệ sĩ nhìn thấy cả sự toàn bích giúp người nghệ sĩ thanh lọc tâm hồn. Bức tranh khiến Phùng ngây ngất và có thể sẽ kéo dài mãi cảm giác sung sướng đó nếu như chiếc thuyền ấy mãi ở ngoài xa. Nhưng sự nghiệt ngã lại bắt đầu khi "Chiếc thuyền đâm sầm vào chỗ tôi đứng". Cảm xúc Phùng bị dập tắt bức tranh Phùng vừa thấy cũng bị đập vỡ bởi sự thật cuộc đời trần trụi đó chính là sự thật về một gia đình làng chài với người đàn bà cam chịu một lão chồng cay nghiệt cùng đàn con trên chiếc thuyền lênh đênh giữa đại dương sóng gió.
BẠN ĐANG ĐỌC
Phân tích văn học ôn thi Đại Học
PoesiaOk ! Nếu bạn tiếp thu được hết chỗ này thì chúc mừng, bạn sẽ chẳng sợ môn văn nữa :3 Nếu có thắc mắc về Văn học, hãy để lại comment ở đề văn mà bạn có thắc mắc, mình sẽ trả lời. Hiện tại mình đã đi du học. Có thể trả lời muộn, nhưng mình sẽ cố gắng...