Đề Bài : Sau khi ở tù về, nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao đã đi đến nhà Bá Kiến mấy lần? Anh (Chị) hãy thuật lại một cách ngắn gọn và đầy đủ các lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến. Trong mỗi lần cần làm rõ:
- Hoàn cảnh cụ thể.
- Động cơ thúc đẩy Chí Phèo đến nhà Bá Kiến? Từ đó, anh (chị) hãy nêu một vài suy nghĩ về giá trị tác phẩm Chí Phèo.
GỢI Ý LÀM BÀI
Thân bài (ý I lần thứ nhất):
1 - Sau khi ở tù về một ngày, Chí Phèo đã ra chợ uống rượu với thịt chó từ trưa đến chiều, "say k hướt" rồi ngật ngưỡng, hung hăng cầm vỏ chai đến nhà Bá Kiến gọi tên liên tục ra mà chửi. Cụ Bá chưa về. Con trai Cụ là Lý Cường nổi tiếng hách dịch đã xông ra đánh nhau với Chí Phèo. Chí Phèo vừa rạch mặt ăn vạ, vừa kêu làng như bị người ta cắt cổ họng "Ối làng nước ôi! Cứu tôi với....ối làng nước ôi! Bố con thằng Lý Kiến nó đâm chết tôi...làng nước ơi!". Giữa lúc đó, Cụ Bá về. Cụ cất tiếng hỏi rất sang: "Cái gì mà đông thế này?" Nhưng khi thoáng nhìn thấy cảnh Chí Phèo "Nằm dài, k hông nhúc nhích, rên k he k h ẽ như gần chết", cụ Bá đã biết cơ sự rồi. Một mặt, Cụ dịu giọng bảo mọi người đứng xem hãy trở về nhà mình, một mặt khác cuúi xuống dỗ dành ngọt ngào Chí Phèo. Cuối cùng, Chí Phèo đã theo Bá Kiến vào nhà, được cụ Bá thết đãi cơm rượu, thịt gà, khi ra về còn được cho một đồng bạc mua thuốc chữa vết thương. "Chí Phèo vô cùng hả hê"
2 - Như vậy, lần này, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến với động cơ đập đầu ăn vạ và có bao hàm cả sự trả thù. Qua đây, Nam Cao cũng hé mở cho người đọc thấy được bao điều.
3. a - Về phía nạn nhân, qua lần "gặp gỡ" đầu tiên này, tính cách tha hoá lưu manh của Chí Phèo đã bộc lộ một cách khá đầy đủ trước mặt dân làng Vũ Đại. Đâu còn hình ảnh anh canh điền khoẻ mạnh về thể xác, lành mạnh về tâm hồn như mới ngày nào. Sau 7, 8 năm biệt tích trở về, Chí Phèo không còn là con người hiền lành như xưa nữa, mà đã trở thành một tên côn đồ, hung hẵn, sẵn sàng đâm chém, rạch mặt ăn vạ. Nhìn cảnh Chí Phèo vừa rạch mặt, vừa kêu làng, chúng ta càng thấm thía một sự thực: nhà tù của chế độ thực dân đã làm tha hoá biến chất con người lao động một cách khủng khiếp.
b - Về phía bọn thống trị, kẻ thủ phạm mà hiện thân là Bá Kiến, qua cảnh này và cũng là cảnh đầu tiên Bá Kiến xuất hiện trước người đọc. Quan sát việc lão ứng xử với Chí Phèo, chúng ta thấy Bá Kiến hiện nguyên hình là một tên cường hào, địa chủ, một tên cáo già lọc lõi, lắm mưu nhiều kế và rất thâm hiểm. Sự ngọt ngào và cách cư xử khôn khéo của cụ Bá đã xoa dịu được cơn giận của Chí Phèo làm cho "Chí Phèo mềm nhũn". Chí Phèo từ chỗ hung hăng xông đến nhà Bá Kiến tuyên bố quyết liều chết với bố con lão, đến chỗ "hả hê ra về", trở thành chỗ đầy tớ tay chân cho Bá Kiến.
c - Hiện tượng nói trên cũng là một hiện tượng khá mỉa mai chua sót mà có thật trong xã hội cũ. Nhiều người
lao động bị áp bức khi đã trở thành lưu manh thì chỉ biết phản ứng một cách mù quáng, liều lĩnh và dễ bị bọn thống trị mua chuộc lợi dụng. Vạch ra được điều đó chứng tỏ ngòi bút của Nam Cao thật giàu tính hiện thực.
BẠN ĐANG ĐỌC
Phân tích văn học ôn thi Đại Học
PoetryOk ! Nếu bạn tiếp thu được hết chỗ này thì chúc mừng, bạn sẽ chẳng sợ môn văn nữa :3 Nếu có thắc mắc về Văn học, hãy để lại comment ở đề văn mà bạn có thắc mắc, mình sẽ trả lời. Hiện tại mình đã đi du học. Có thể trả lời muộn, nhưng mình sẽ cố gắng...