Chương 11

9 0 0
                                    

Tận mấy ngày sau, anh vẫn im hơi lặng tiếng. Vốn xưa nay không chủ động, lại đúng lúc bận tối mắt vì đơn hàng do mình phụ trách có vấn đề nên cô cũng chẳng liên lạc với anh. Tự thâm tâm, cô biết chuyện hai người sẽ không đi đến đâu, cố đấm ăn xôi chẳng ích gì. Khi cơn bận rộn đã qua, nhớ về những tháng ngày bên nhau, được anh ôm vào lòng âu yếm vuốt ve, tim cô lại quặn thắt. Biết là anh giận, nhưng vậy thì sao? Cô có là gì của anh đâu mà phải để ý điều đó!

Ở bên nhau đã lâu, cô biết tính anh. Khi ăn anh rất kén, tuyệt đối không đụng đến những thứ có mùi đặc trưng như hành, cà rốt. Sáng ra không được kéo rèm cửa, vì mắt anh không thể thích ứng ngay với ánh sáng. Buổi tối đi ngủ không được để đèn, mà lúc ngủ anh rất ngang ngược, thường chiếm hết cả giường. Nửa đêm tỉnh giấc, phát hiện cô không còn chỗ nằm nữa, mới dịch sang một bên. Khi anh làm lơ, nghĩa là cơn giận của anh sắp bùng nổ, tốt nhất không nên đổ thêm dầu vào lửa. Nếu giận thật, anh vẫn cười nói như thường, nhưng phải coi chừng, vì cơn giận sẽ phát tác lúc nào không hay.

Đời người không tránh khỏi những lúc ốm đau bệnh tật. Nằm trong căn phòng hăng hắc thứ mùi đặc trưng của bệnh viện, Tử Mặc cười chua chát. Mẹ thường ca cẩm lớp trẻ bây giờ chẳng biết cách tự chăm sóc bản thân, và con gái bà chính là một điển hình. Thời đại học, một thân gánh hai việc, bận đến nỗi không có thời gian ăn cơm, ngày nào cũng ăn mì, đến nỗi bây giờ cứ ngửi thấy mùi mì là cô phát ói. Hôm qua dù bận tối mắt tối mũi nhưng cô vẫn ăn rất đúng giờ. Nửa đêm thấy đau bụng, tưởng bệnh bao tử tái phát, cô uống hai viên thuốc nhưng không thấy đỡ. Hôm sau vẫn cố đi làm, nhưng đến buổi chiều, cơn đau trở nên dữ dội, khiến cô phải ôm bụng nhăn nhó. Trầm Tiểu Giai thấy có gì đó không ổn, chạy tới đỡ: "Tử Mặc, chị sao vậy? Sao mặt chị trắng bệch thế?" Cô cố nở nụ cười trấn an: "Không có gì đâu, bệnh bao tử tái phát thôi," thế nhưng càng lúc lại càng thấy đau, đau đến toát mồ hôi. Trầm Tiểu Giai vội đưa cô đến bệnh viện, kết quả là viêm ruột thừa cấp tính. Bác sĩ nói nếu đến chậm thêm một chút nữa, cô sẽ gặp nguy hiểm.

Ca mổ sẽ bắt đầu vào ngày mai. Trong thời gian chờ đợi, cô được cho uống thuốc và truyền nước biển. Trầm Tiểu Giai bám theo bác sĩ, hỏi đủ thứ chuyện cần chú ý rồi mới yên tâm. Cử chỉ ấy khiến Tử Mặc rất cảm động, bình thường cô nàng rất thích chòng ghẹo người khác, nhưng rất chí tình chí nghĩa khi người ta gặp chuyện. Con gái miền Bắc là thế, rất rộng rãi phóng khoáng.

Giường bên có một cô bé chừng mười bảy, mười tám tuổi đang ngủ. Ca mổ của cô bé rất thành công, chỉ cần đợi cho vết mổ lành lại, nên người mẹ đi theo chăm sóc cũng yên tâm ngủ say. Nghe hơi thở đều đều của hai người, cô chợt thấy mình lẻ loi. Cứ ngỡ đã quen một mình đương đầu với mọi chuyện, nhưng hóa ra cô vẫn sợ – sợ một mình cô đơn, sợ một mình sống qua ngày, và cũng chính vì thế mà cô dùng dằng mãi với anh.

Thực ra bệnh viện không xa lạ gì với Tử Mặc. Lúc cha ngã bệnh, ngày ngày cô mang đồ ăn đến cho ông. Tử Mặc quen, quen tới mức các bác sĩ không nỡ đuổi cô ra mỗi lần đi kiểm tra phòng bệnh. Họ chỉ cười cười nhìn chiếc cà mèn trong tay cô, nói với cha cô: "Con gái lại mang cơm đến cho bác rồi kìa, thật hiếu thảo." Cha cô vui vẻ gật đầu cười. Trong trí nhớ của cô, lúc nào cha cũng cười, một nụ cười rất đỗi hiền lành. Kể cả lúc bệnh, ông vẫn cười trấn an cô: "Thủ tướng Chu [Chu Ân Lai] cũng bị bệnh này, cùng bị một loại bệnh với vĩ nhân là vinh dự đó con!"

Nếu chỉ là thoáng quaWhere stories live. Discover now