"Chữ Dạ"

330 16 0
                                    


Joong sống ở nước ngoài từ nhỏ, thường lúc uống trà chiều ngoài vườn, mẹ sẽ kể chuyện xưa ông cha từng làm quan, nên đến thời ông nội nhà cũng gọi là "khá giả" nhất vùng. Vàng bạc tính từng rương lớn chất đầy ba gian nhà phòng sau. Kẻ hầu người hạ nhiều không đếm xuể, lúc đi ra chợ cũng phải đưa theo vài con hầu cầm đồ cho ông, đủ biết mỗi lần lên trấn là tiêu bạc chả có nể nang ai.

Đến đời cha lại được cái gióng tốt của ông, nhanh nhẹn thông minh nên được cho sang Pháp học chữ. Mẹ nói cái thời ấy, đi mới được chừng một năm về lại làng, cha chả còn nhìn thấy ruộng lúa chúng nông cày đau lưng mỏi cổ được nữa.

"Bây không thấy lúc đó mặt thằng cha bây chỉ nhìn tiên trên trời. Chả có ai vô mắt. Nói chiện thì đanh đanh cái mặt nhìn mà tao hổng có ưa."

"Không ưa vậy sao có được Joong bây giờ ạ?"

"Tại cái nết tao ham học, thời đó nhà cửa cũng cho là khang trang mà mỗi tội tao phận gái, chả thầy nào nhận tao học, kêu tao tốn bạc, khó thành tài."

"Vậy sao mà mẹ chịu cha?"

"Ổng nói đem tao qua Pháp, cho tao học số học chữ với ổng nên tao theo. Giờ nghĩ lại thấy hối hận, qua đây học xong đi làm cũng khó. Chúng Tây nó khinh mình thấp kém con ơi. Phải lăn lộn mấy năm mới được cái nhà đàng hoàng, rồi mới dám có Joong. Cha bây nuôi gái nên tiền nội bây gửi đổ hết lên người tao rồi."

...

Cách nói chuyện của Joong được cha rèn từ nhỏ, mang dáng con nhà có của mà chả bao giờ thấy dạ thưa, chỉ cần không hỗn hào láo toét, cử chỉ đường hoàng chính chắn mà sống là được như cha mẹ mong cầu.

Cha từng nói, trong cái thời khốn mạt bần cùng, kẻ hầu người hạ hay đem chữ "dạ" treo trên cửa miệng. Một câu cũng dạ, hai câu cũng dạ. Riết rồi cái tiếng "dạ" đó được quy cho là cái cách tỏ bày của phận thấp hèn, của đám làm tôi tớ hèn mọn, lép vế. Hay chữ dạ còn bị hiểu là chữ bề dưới thưa với bề trên. "Dưới" ở đây là tuổi tác ngoài xã hội hoặc là vai vế trong gia đình.

Ấy vậy mà lúc về Việt Nam, Joong gặp anh, người đẹp trắng trẻo xinh xinh. Nét cười diệu dàng mê người, anh tìm người dạy tiếng Pháp, lại là con trai lớn của bạn của cha nên Joong giúp đỡ. Mà lạ thay, anh hơn Joong một tuổi nhưng vẫn cứ dạ thưa.

Sau bao ngày tiếp xúc, Joong bị rơi vào lưới tình, một tiếng em Dunk hai tiếng cũng em Dunk. Miệng lưỡi Joong trơn tru lại thêm cái nét phóng khoáng lịch thiệp có từ hồi bên Tây nên chiều "em" Dunk lên tận trời. Ở bên người đẹp, Joong cũng quen với cái chữ dạ của em.

Từ lần đầu gặp, em đã cho Joong nghe được từ dạ ngọt ngào nhất trần đời.

"Dạ thầy, sau này giúp đỡ cho Dunk nhé ạ."

Em nói lúc đó chưa như bây giờ, dù Dunk lớn tuổi hơn nhưng vai Joong làm thầy đáng được kính trọng, từ ấy Joong mới biết, thì ra chữ dạ còn là để tỏ lòng tôn trọng của ta đối với người khác. Lắm lúc trả lời mấy câu hỏi của cha hay mẹ Joong, em cũng dạ thưa lễ phép.

"Dạ thưa chú, cha con dạo này cũng ít đi lại nhiều bị cái chân nó không còn được như xưa. Không dịp qua thăm hỏi cô chú được ạ."

"Dạ thưa chú, con mời chú uống miếng nước mát dạ."

"Dạ thưa cô, mẹ con dạo này cũng ít còn may vá, tại càng lớn tuổi nên mắt cũng kém theo."

Cái chữ dạ của em nó đẹp đẽ, ngọt ngào như chính con người em. Đâu phải thứ từ ngữ hèn mọn hay thấp kém mà người ta vẫn còn đang hiểu sai?

Joong trót yêu em, trót thương luôn chữ "dạ" đệm đầu câu nghe ngọt lịm, dịu dàng lại khiêm tốn mà thể hiện rõ cái lễ nghi, phép tắc của con nhà có giáo dưỡng. Nào phải đớn hèn hay nhục nhã gì đâu? Chỉ muốn nghe mãi hai mẫu tự tạo nên tiếng ngọt ngào ấy. Dunk khiến Joong mê đắm mê đuối từ dáng vẻ yêu kiều, từ cái tính cách hiền lành, từ cái vẻ đẹp mĩ miều hay điệu cười xinh xắn nhưng lại làm Joong nhớ thương qua cái tiếng "dạ" êm tai...

_____________________________________

Ý là thấy chữ dạ dễ thương á mà không biết viết sao :)))

JoongDunk - SHMILYNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ