I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả: Hữu Thỉnh (1942)
- Tên đầy đủ: Nguyễn Hữu Thỉnh.
- Quê quán: Huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Năm 1963, Hữu Thỉnh nhập ngũ, vào binh chủng Tăng - Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hóa, tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.
- Ông đã tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa III, IV, V. Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 2010, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
- Năm 2012, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học Nghệ thuật.
2. Tác phẩm:
- Thể loại: Năm chữ (Hiện đại)
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác vào mùa Thu 1972, khi tác giả đã rời quân ngũ trở về quê nhà.
- Xuất xứ: In trong tập "Từ chiến hào đến thành phố" năm 1991.
- Chủ đề: Vẻ đẹp thiên nhiên và triết lí trong cuộc sống.
- Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề bài thơ "Sang thu" trước hết giúp người cảm nhận được những tín hiệu đặc trưng của mùa thu ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Nhan đề thể hiện được nội dung tư tưởng của bai thơ đó là cảm nhận tinh tế về cảnh thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu và những suy ngẫm về đời người lúc sang thu.
- Bố cục:
+ Phần 1 (Khổ đầu): Cảm nhận về thiên nhiên lúc giao mùa, tín hiệu báo thu về
+ Phần 2 (Khổ tiếp theo): Cảm nhận về quang cảnh trời đất lúc vào thu
+ Phần 3 (Còn lại): Những biến chuyển âm thầm của tạo vật và suy ngẫm về cuộc đời người lúc chớm thu
II. PHÂN TÍCH
1. Mở bài:
- Từ xưa đến nay, mùa thu luôn là đề tài ưa thích của các thi gia, giữa thi đàn mênh mông, ta bắt gặp sắc thu trong trẻo, thanh thuần của Nguyễn Khuyến:
"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo leo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo."
(Thu Điếu - Nguyễn Khuyến)
- Hay xuôi theo chiều dài lịch sử, ta lại va phải rừng thu mơ màng cùng Lưu Trọng Lư:
"Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô..."
BẠN ĐANG ĐỌC
TÀI LIỆU NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 9
PoetrySưu tầm những bài văn hay, những kiến thức cơ bản lẫn nâng cao của các tác phẩm ngữ văn 9. Và tất nhiên mục đính chính chính là ôn thi tuyển sinh vào lớp 10