Kiến thức cơ bản: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG - Nguyễn Dữ

1.5K 22 0
                                    

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả: Nguyễn Dữ (? - ?).

- Quê quán: huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

- Ông là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm.

- Ông sống ở thế kỉ XVI, là thời kì triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền bính, gây ra các nội chiến kéo dài.

- Ông học rộng, tài cao, nhưng chỉ làm quan có một năm rồi xin nghỉ về nhà nuôi mẹ già và viết sách, sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời khác.

2. Tác phẩm:

- Thể loại: truyện truyền kì.

- Xuất xứ: là câu chuyện thứ 16 trong 20 câu chuyện "Truyền kì mạn lục". Sáng tạo dựa trên truyện cổ tích "Vợ chàng Trương" với những chi tiết tưởng tượng kì ảo.

- "Truyền kì mạn lục": ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền. Tác phẩm viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam. Nhân vật chính là những người phụ nữ đức hạnh những cảnh ngộ éo le, bất hạnh; những người trí thức có tâm huyết, bất mãn với thời cuộc.

- Chủ đề: nói về nỗi đau khổ, sự oan khuất của những người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, chế độ nam quyền bất công.

- Tóm tắt: xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới vợ xong đã phải đi lính. Giặc tan, Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ, nghi là vợ mình không thủy chung. Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu ra vợ mình đã bị oan. Phan Lang tình cờ gặp lại Vũ Nương dưới thủy cung. Khi Phan Lang được trở về dân gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa ở giữa dòng sông, lúc ẩn, lúc hiện.

- Bố cục:

+ Phần 1 (Từ đầu đến "muôn dặm quan san"): Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương.

+ Phần 2 ("Qua năm sau" ... "qua rồi!"): Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm.

+ Phần 3 (Còn lại): Vũ Nương được giải oan.

II. PHÂN TÍCH

1. Mở bài:

"Thương thay thân phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

- Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn là một đề tài chấp bút cho các nhà thơ, nhà văn Việt Nam.

- Khi nói đến chủ đề này, ta không thể không kể đến tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của tác giả Nguyễn Dữ. Tác phẩm đã để lại trong lòng độc giả nhiều ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp công, dung, ngôn, hạnh đủ đầy nhưng lại có số phận bi đát của Vũ Nương.

TÀI LIỆU NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 9Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ