Kiến thức cơ bản: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH - Phạm Tiến Duật

132 2 0
                                    

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả: Phạm Tiến Duật (1941 - 2007)

- Quê quán: Huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

- Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 1964, Phạm Tiến Duật gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước.

- Thơ ông thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua các hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.

- Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.

- Năm 2012, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2. Tác phẩm:

- Thể thơ: Tự do.

- Xuất xứ: Nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải nhất cuộc thi thơ của Báo Văn Nghệ năm 1969 và đưa vào tập thơ "Vầng trăng quầng lửa".

- Chủ đề: Hình ảnh người lính cách mạng Việt Nam thời chống Mỹ.

- Ý nghĩa nhan đề: Phản ánh sự khốc liệt của chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Vẻ khác lạ của nhan đề còn ở hai chữ "bài thơ" tưởng như rất thừa nhưng lại là sự khẳng định chất thơ của tuổi trẻ, của những anh lính lái xe hiên ngang, dũng cảm, vượt qua tất cả những thiếu thốn, hiểm nguy của cuộc chiến tranh.

- Bố cục:

+ Phần 1 (Hai khổ thơ đầu): Hình ảnh các anh lính lái xe trên những chiếc xe không kính.

+ Phần 2 (Hai khổ tiếp theo): Những khó khăn các anh phải trải qua.

+ Phần 3 (Hai khổ tiếp theo): Tình đồng đội của các anh.

+ Phần 4 (Khổ thơ cuối): Lòng yêu nước, ý chí chiến đấu vì niềm Nam.

II. PHÂN TÍCH

1. Mở bài:

"Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới vẫy tương lai"

(Theo chân Bác - Tố Hữu)

- Đó là những câu thơ vô cùng tuyệt đẹp mà nhà thơ Tố Hữu đã viết ra để ca ngợi cả một thế hệ những chàng trai, cô gái thanh niên xung phong đã dũng cảm từ giã gia đình, từ bỏ giảng đường đại học để đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc. Họ ra đi và dấn thân vào con đường Trường Sơn máu lửa, nơi bom đạn kẻ thù liên tiếp dội xuống, nơi sự sống và cái chết trở nên mong manh với một niềm tin niềm lạc quan phơi phới vào tương lai đất nước.

- Và viết về những người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy, ta không thể nhắc đến bài thơ "Bài thơ tiểu đội xe không kính" của nhà thơ Phạm Tiến Duật.

TÀI LIỆU NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 9Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ