Chương VII ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ

22.1K 11 2
                                    

Chương VII

ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ;

GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ

             1. Thời kỳ trước đổi mới

             a)  Quan điểm, chủ trương về xây dựng nền văn hoá mới

-   Trong những năm 1943-1975:

·        Đầu năm 1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La đã thông qua bản Đề cương văn hóa Việt Nam do Trường Chinh trực tiếp dự thảo.

·        Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày 6 nhiệm vụ cấp bách của nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, trong đó có 2 nhiệm vụ cấp bách thuộc về văn hóa.

-         Trong những năm 1975-1986:

·        Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) mà điểm cốt lõi là chủ trương tiến hành cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa đồng thời với cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất và cách mạng về khoa học kỹ thuật.

·        Đại hội IV và Đại hội V xác định nền văn hóa mới là nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc, có tính đảng và tính nhân dân.

             b)  Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

-         Kết quả và ý nghĩa:

·        Nền văn hóa dân chủ mới – văn hóa cứu quốc đã bước đầu được hình thành

·        Xóa bỏ dần những mặc lạc hậu, những cái lỗi thời trong di sản văn hóa phong kiến, trong nền văn hóa nô dịch của thực dân Pháp, bước đầu xây dựng nền văn hóa dân chủ mới với tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng.

·        Nhiều triệu đồng bào mù chữ đã biết đọc biết viết.

·        Phát triển hệ thống giáo dục, cải cách phương pháp dạy học, thực hành rộng rãi đời sống mới, bài trừ hủ tục.

·        Văn hóa cứu quốc đã động viên nhân dân tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến.

-         Hạn chế và nguyên nhân:

·        Việc xây dựng thể chế văn hóa còn chậm.

·        Sự suy thoái về đạo đức, lối sống có chiều hướng phát triển.

·        Đời sống văn học, nghệ thuật còn những mặt bất cập.

·        Rất ít tác phẩm đạt đỉnh cao tương xứng với sự nghiệp cách mạng và kháng chiến vĩ đại của dân tộc.

·        Chiến tranh cùng với cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, tâm lý bình quân chủ nghĩa đã làm giảm động lực phát triển văn hóa, giáo dục; kìm hãm năng lực tự do sáng tạo.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 25, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Chương VII  ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ