Âm thanh của dương cầm vang vọng khắp sân khẩu, thứ nhạc này không chỉ đem lại cho người khác trải nghiệm bằng thính giác thông thường mà còn khiến cho người khác cảm nhận được cả trái tim. Thưởng thức một bản nhạc piano nếu chỉ nghe thoáng qua, hay không thật sự để tâm đến từng nốt nhạc thì đây quả là một điều lãng phí.
Lãng phí, cái này thực ra rất nhiều nghĩa. Đối với người nghe đây là sự lãng phí tài năng của bản thân và cả người đánh đàn. Sao lại như thế? Vậy thì ngẫm kĩ lại một chút, chả phải mọi khán giả trong căn phòng này hay bất kì ai ngoài kia nghe được bản ghi hình của ngày hôm nay đều đang muốn chiêm ngưỡng một thiên tài trong âm nhạc sao. Đặc biệt những người ngồi ở đây, có bao nhiêu người hiểu hết toàn bộ nốt nhạc hay chỉ đơn thuần nghe đến hết buổi biểu diễn rồi về.
Đương nhiên không thể phủ nhận, ở đây có rất nhiều người cũng dùng cả đời để đánh đàn hay nghe piano. Nhưng có ai vượt qua em ấy chưa? Câu trả lời rất đơn giản là chưa. Không có một ai có thể hơn em ấy cả cho dù từ trước nay đến hiện tại.
Điều này đồng nghĩa với việc, có những người cả đời nỗ lực cũng không thể bằng thiên tài được. Tại sao lại nói như thế? Rõ ràng đây là bộ môn thiên phú mà, thử hỏi xem các người đánh đi đánh lại một lối chơi cũ rích, bản thân sai đi sai lại cả ngàn lần. Mỗi lần luyện tập tưởng mình khá hơn hay vẫn chỉ ở trong cái tư duy hạn hẹp đấy.
Nhưng thiên tài là khác, em ấy rõ ràng sinh ra để đánh dương cầm, để sống về nó, để chết vì nó. Em ấy hoàn toàn phụ thuộc vào nó. Nó là máu trong người em, là từng nhịp đập trong lồng ngực. Là cả khát vọng cháy bỏng đến muốn thiêu rụi cả con tim.
Đừng hỏi vì sao người thường lại không thể tốt lên được, dĩ nhiên rồi họ chỉ đang cố bắt chiếc cái cũ rích từ thế hệ đi trước. Nhưng có ai nói cho họ, là những người mà họ mến mộ trong lòng đấy thì cũng chỉ là những con người bình thường với cái hàng loạt nỗ lực trong việc sửa sai. Mãi mãi chả thể đem tới sự khác biệt, tạo ra điều kì diệu, phép màu trong hiện thực.
Vì đơn giản, những con người bình thường đấy chỉ biết được những thứ có sẵn trước mặt họ mà thôi. Cái mục tiêu tầm thường mà khi người khác làm được, họ lại nghĩ đấy là tuyệt tác, tuyệt phẩm. Quả là một sự mê muội mù quáng. Quá nhiều người thừa nhận điều đó, thừa nhận sự không hoàn hảo đấy. Vậy nên tuyệt tác thật sự mới không thể tạo ra.
Còn một điều nữa, lãng phí tài năng của người đánh đàn là gì? Hầu hết những đã nói gì ở đây đều rất dễ hiểu và hoàn toàn có thể tự nghĩ ra đáp án cho câu hỏi này của riêng mình. Về phần này, tự nghĩ nhé. Ồ dĩ nhiên, hãy nghĩ thoáng ra đừng đi vào lối mòn của số đông nữa.
Ness, một thiên tài trong âm nhạc, em đã được nhận vô số giải thưởng trên khắp thế giới. Những người từng nghe qua đều thừa nhận rằng đây chính là bản nhạc hay nhất mà cuộc đời họ từng nghe. Nhưng dĩ nhiên thiên phú không cho không ai bao giờ, người đánh đàn hoàn hảo như vậy lại có một khuyết điểm.
Em bị mù, hai mắt đã không thể nhìn thấy ánh sáng từ lúc chào đời rồi. Đối với người mù đừng nói là nhìn thấy một màu đen mà họ không nhìn thấy gì cả, một điểm trống rỗng theo đúng nghĩa đen của nó. Hoàn toàn không phải màu đen mà chúng ta thường nghĩ.
BẠN ĐANG ĐỌC
[BlueLock] [Kainess] Độc Chiếm Ánh Sáng
RomantikWarning: R18, giam cầm, mỗi chap bối cảnh khác nhau.