Chương 7: Sự nhẫn lại của người mẹ

0 0 0
                                    

Nhìn thấy những viên kẹo trên tay của mẹ, dường như cô bé NaLam đã nhận biết được rằng mình sẽ phải ăn chúng tiếp. Mặt cô bé nhăn lại, có chút buồn bực, hậm hực. Trong đầu cô bé chỉ hiện lên cái cảm giác của việc phải ăn những viên kẹo đắng ấy. Chỉ là nghĩ thôi thế nhưng trong miệng đã thấy đắng rồi. Vừa nghe mẹ nói thương mình xong, thế mà giờ đây mẹ lại bắt mình ăn những thứ mình không thích, trong lòng thấy vô cùng bực bội. Cô bé đưa tay hất văng những viên kẹo ở trên tay của mẹ rồi hét lớn. " con đã nói là con không muốn ăn mà, sao mẹ không hiểu con, chúng rất đắng"

Thấy hành động bất ngờ này của con mình, người mẹ có chút ngạc nghiên, gương mặt đang tươi cười giờ trở lên tức giận trông rõ hẳn. Người mẹ không thể tin được rằng, đứa con của mình lại hư tới vậy. Sao nó lại có thể hất đi những viên thuốc mà cha mẹ nó đã rất vất vả kiếm tiền để mua cho nó. Hành động ấy không khác gì việc nó hất đi bao nhiêu công sức, mồ hôi nước mắt của cha mẹ. Người mẹ trong lòng đã vô cùng tức giận, thế nhưng lý trí, của người làm mẹ đã chiến thắng, cũng bởi đứa con vừa mới bị mất kiểm soát. Người mẹ nghĩ nếu giờ mà đánh mắng, chửi nó, nhỡ đâu nó lại bệnh nặng thêm. Nghĩ một hồi, người mẹ vẫn cố kìm nén cơn giận mà dỗ dành đứa con của mình uống thuốc.

Vẫn như những lần khác, vẫn là những lời dỗ dành ngon ngọt và những lời hứa mua đồ chơi, đưa đi ăn của người mẹ. Thế nhưng, những lời dỗ dành và những lời hứa cùng với món đồ chơi yêu thích đã không thể nào xoá nhoà đi được cái dư vị đăng đắng ở trong miệng khiến cô bé vẫn luôn sợ hãi mỗi tối trước khi ngủ ấy. Giờ đây những lời dỗ dành đã không còn tác dụng nữa. Phải làm sao đây, làm sao đây. Người mẹ vô cùng đau buồn, bất lực, người mẹ luôn nghĩ rằng những điều mình đã làm và đang làm là tốt cho con, muốn con được như bao đứa trẻ bình thường khác, không có biểu hiện của ảo thanh ảo giác hay mất kiểm soát nữa.

Thế nhưng việc cho con ăn những viên thuốc tâm thần ấy, có thật sự tốt cho con không. Trong khi công dụng của chúng chỉ có thể giúp ức chế, làm giảm đi các biểu hiện của bệnh. Rồi sau này, con bé cứ phải sống chung với đống thuốc ấy mãi mãi ư. Thật sự đây không phải là cách tốt nhất. Người mẹ biết điều đó rất rõ và rất muốn tìm phương pháp khác, nhìn đứa con gái bé bỏng của mình luôn phải căng thẳng sợ hãi khi thấy những viên kẹo này mỗi tối, những câu nói, tiếng la hét, khóc lóc từ chối ăn những viên kẹo giả này đã khiến cho người mẹ dần dần cảm thấy thật chán nản và phiền lòng. Chẳng lẽ mỗi tối con bé sẽ cứ phải căng thẳng khóc lóc mãi, chẳng lẽ tối nào bà cũng phải dỗ con bé hay sao. Điều này không tốt cho con bé và cũng không tốt cho bà.

Người mẹ nắm chặt những viên kẹo giả trên tay, lần này cô không cố bắt con ăn bằng được nữa. Cô mỉm cười xoa xoa đầu đứa con rồi tiện tay đút những viên kẹo giả ấy vào trong túi quần. " Thôi được rồi, NaLam không ăn nữa cũng không sao. Con có còn đói không, mẹ nấu cháo cho ăn nhé."

Nghe thấy mẹ mình nói vậy, cô bé NaLam vui mừng hẳn lên. Ban đầu, cô bé đã rất lo sợ mẹ sẽ mắng mình, thế nhưng thật may là mẹ đã không mắng mình và còn nghe theo điều mình mong muốn. Điều này khiến trong đầu cô bé nảy lên một tia suy nghĩ rằng mẹ mình đã rất thương mình. " dạ con có ăn". Cô bé vui vẻ đáp lại.

Thế rồi người mẹ lại lục đục cặm cụi trong bếp để nấu cháo cho con, mặc dù đã muộn, người cha cũng đã lên giường đi ngủ. Thế nhưng người mẹ vẫn ở trong bếp hì hục nấu thêm nồi cháo cho bé NaLam chỉ vì ban nãy cô bé còn chưa ăn được gì nhiều. Chắc hẳn, bây giờ con bé đang rất đói.( người mẹ nghĩ thầm trong lòng)

Sau khi nấu xong nồi cháo, người mẹ múc lấy một bát rồi bưng vào phòng cho NaLam. Mùi hương của cháo thật thơm, thơm mùi gà, bởi đây là món cháo gà mà NaLam thích. Tuy làm có hơi lâu nhưng mẹ vẫn làm cho NaLam bởi mẹ muốn NaLam ăn thật ngon và thoải mái. Đúng như mong đợi của bà, bé NaLam ăn rất ngon miệng, nhoắng cái đã hết luôn bát cháo. Cô bé vỗ vỗ bụng. " con đã ăn no rồi mẹ ơi". Nghe con mình nói vậy, người mẹ cũng thấy vui trong lòng. Người mẹ nhắc NaLam đi đánh răng rửa mặt chuẩn bị đi ngủ. Còn bản thân mình thì bưng bát cháo ra ngoài bếp để rửa tiện dọn dẹp phòng bếp, vì vừa vội nấu cho con ăn luôn. Nên bà vẫn chưa kịp dọn, và rửa các món đồ nấu ăn trong bếp.

Thế nhưng khi cầm bát bước vào trong bếp, người mẹ vô cùng ngạc nghiên khi nhìn thấy chồng mình đang dọn bếp giúp mình. " Ơ, anh chưa ngủ đi à, đã muộn thế rồi, mai còn đi làm nữa. Anh cứ để đấy, để em rửa cho"

Thấy vợ mình nói vậy, người chồng có chút gượng gạo, ngại ngùng đáp lại. " Mẹ nó đã vất vả nấu cho con ăn cả buổi rồi, cũng muộn rồi chắc em cũng mệt, em đưa bát cho anh. Để anh rửa cho, em cứ đi ngủ đi, anh rửa xong rồi vào"

Đã nâu lắm rồi từ khi hai vợ chồng lấy nhau, những câu nói quan tâm thế này, tự bao giờ đã khiến cả hai có phần thấy ngại. Ngày trước mới yêu thì nói nhiều lắm cứ anh yêu em, rồi em yêu anh mãi không chịu chán. Thế mà lấy nhau xong, biết bao nhiêu là chuyện, từ con cái, việc nhà rồi là gánh nặng gia đình, làm sao để cùng nhau chung tay tạo lên một tổ ấm, bao nhiêu là cái, rồi những trận cãi vã, bất đồng quan điểm. Đã khiến hai vợ chồng trở lên xa cách hơn. Vầy mà giờ đây thì đã khác hơn, người vợ thấy rõ được sự thay đổi của người chồng.

Đưa chiếc bát cho chồng mình, người vợ chưa vào phòng ngay. Cô cứ đứng đó mà nhìn chồng mình xắn tay áo lên rửa bát rồi dọn bếp. Cô ước gì thời gian có thể ngưng đọng lại. Bởi cái giây phút này đối với cô rất tuyệt vời. Thật tuyệt vời khi chồng mình có thể giúp mình san sẻ những công việc nội trợ, thật tuyệt vời khi chồng mình đã phần nào hiểu cho mình hơn. Cứ thế mà cô đứng đó rất lâu, rất lâu cho tới khi người chồng đã dọn dẹp xong cái bếp. Lúc bấy giờ cô mới sực tỉnh khỏi những dòng suy nghĩ. Cô nhìn chồng  mình với ánh mắt của một người si tình. Bất chợt thanh âm nhẹ nhàng bật ra khỏi miệng của cô. " vợ chồng mình vào ngủ thôi".

" Thật tuyệt vời khi vợ chồng có thể vượt qua tất cả các xung đột, các bất đồng trong trong cuộc sống để thương yêu nhau và cư xử với nhau bằng tình thương, cùng nhau cố gắng vượt qua những khó khăn thử thách, cùng nhau nuôi dạy con cái, để con cái lớn lên trở thành một người tốt và có ích cho xã hội"

Love for you and for meWhere stories live. Discover now