Chương 2: Nỗi lòng của cha mẹ

0 0 0
                                    

Cứ như vậy tiếng khóc của NaLam lại ngày một lớn. Cô bé vừa khóc vừa nằm lăn lộn trên giường kèm theo những hành động đá đạp chăn và gối. Chiếc gối ôm hình con cá voi nhỏ xinh mà cô bé thích nhất. Cũng bị cô bé thẳng chân đá xuống giường. Người cha đứng ở ngoài nghe thấy vậy, cũng không vào phòng xem xem cô bé NaLam ra sao. Ông ta vẫn rất tức giận vì vụ cãi nhau với người vợ. Nên mặc kệ NaLam cho vợ dỗ mà bỏ đi làm luôn.

Mẹ NaLam chưa dỗ NaLam ngay. Bà ấy cứ đứng nhìn NaLam một lúc mặc cho cô bé cứ vậy mà thoả sức kêu gào. Đôi mắt bà ấy bắt đầu ngấn lệ. Những giọt nước mắt lại lăn dài trên gò má. Bà ấy bất lực, ngồi sụp xuống nền nhà, hai tay ôm lấy phần đầu. Cứ thế cả mẹ và con một người khóc trên giường, một người ngồi khóc dưới nền nhà.

Dù vậy, một lúc sau người mẹ đã cố gắng kiềm chế lại cơn tức giận và sự ấm ức của bản thân mình. Dù sao thì bản năng của người làm mẹ vẫn chiến thắng. Ai mà chịu nổi khi thấy con mình nằm la hét khóc lóc mãi không thôi. Trong lòng người mẹ ấy vừa thương lại vừa bực bội. Thương thì nhiều, bực bội thì ít. Người mẹ ấy nén lại tất cả những sự uất ức và bực tức, bà ấy tiến vào trong phòng, ôm chầm lấy NaLam, vỗ về cô bé.

" Con gái yêu của mẹ sao lại khóc thế, có phải ngủ dậy không thấy mẹ đâu nên mới khóc phải không , mẹ ở ngay đây thôi, đừng khóc nữa. Tý mẹ đưa đi mua đồ chơi nhé"

Tuy rằng mẹ đã tiến tới ôm và dỗ dành, nhưng NaLam vẫn không nín khóc ngay, cô bé vẫn cố la hét và quấy đạp. Sở dĩ cô bé có hành động như vậy là vì trong lòng có chút uất ức và tủi thân khi bản thân đã nằm khóc rất lâu mà bây giờ mẹ mới tiến tới dỗ dành. Chính vì điều đó mà cô bé cứ luôn nghĩ rằng mẹ không thương mình nhiều.

Người mẹ vẫn rất kiên trì, ra sức dỗ dành NaLam. Bà dùng những lời động viên và an ủi, cùng với những lời hứa sẽ đưa con đi chơi, đi mua đồ và đi ăn những món con thích. Thật may khi sau một lúc dỗ dành thì cô bé đã bình tĩnh trở lại.

" Mẹ ơi, mẹ có thương con không."

" Có chứ, mẹ rất thương con gái của mẹ". Vừa nói, người mẹ vừa đưa tay lau đi những giọt nước mắt còn sót lại trên gương mặt nhỏ xinh của cô bé NaLam.

Sau khi dỗ dành NaLam xong, người mẹ lại dọn dẹp căn phòng của NaLam, trên giường chăn ga và gối vô cùng bừa bộn bởi sự quấy phá của NaLam tạo ra. Cô bé NaLam thấy mẹ dọn vất vả cũng phụ mẹ nhặt chiếc gối ôm từ dưới đất lên rồi đặt lại lên trên giường. Xong xuôi mọi việc, người mẹ kêu NaLam ngồi trong phòng đợi mình một chút. Còn bản thân bà thì đi ra ngoài phòng khách, sắp xếp lại bàn ghế và dọn dẹp lại những mảnh vỡ của chiếc bát. Bà sợ nếu không dọn sạch chẳng may NaLam dẫm phải thì cô bé sẽ rất đau. Càng nghĩ càng thấy xót cho con, bà cố gắng nhìn kĩ hơn dưới nền nhà. Có một vài mảnh vụn bị sót lại. Người mẹ đưa tay nhặt mảnh vụn lên rồi gói tất cả chúng vào một mảnh giấy báo dày và cho vào thùng rác. Nhìn quanh thấy phòng khách mọi thứ đã gọn gàng, bấy giờ bà mới gọi NaLam ra

" NaLam ơi, đánh răng rửa mặt rồi ra ăn sáng nhé con"

Cô bé NaLam vâng lời mẹ, vội vàng chạy đi đánh răng rửa mặt. Khi bước ra ngoài phòng khách. Cô bé có chút ngạc nghiên. Ngoài phòng khách, bàn ghế đều gọn gàng, dưới nền nhà cũng không có một mảnh sứ nào còn sót lại. Không gian phòng khách chỉ có thoang thoảng mùi thức ăn mẹ nấu, mùi của món gà rán thơm ngon mà NaLam thích ăn. Sở dĩ cô bé ngạc nghiên như thế bởi khi nằm trong phòng cô bé đã nghe thấy tiếc vật gì đó bị rơi vỡ và tiếng bàn hoặc ghế bị đổ xuống nền nhà. NaLam đã đủ lớn để hiểu và nhận thức được nhiều việc. Năm nay cô bé đã được 12 tuổi. Thế nhưng không như bao đứa trẻ khác được cắp sách tới trường, được đi chơi, giao du cùng bạn bè. Thì cô bé NaLam chỉ có thể ở nhà. Không phải là cô bé không được đi học, hay chưa từng đi học. Mà là không thể đi học.

Còn nhớ vào năm NaLam 6 tuổi, người mẹ mặc cho gia đi chồng khuyên can. Cô vẫn nhất quyết cho NaLam đi học. Bởi cô nghĩ rằng, chỉ cần NaLam đi học, thấy bạn bè và làm quen chơi cùng các bạn thì cô bé sẽ vui vẻ hơn, tâm lý từ đó cũng có thể thay đổi, không chừng bệnh tình lại tốt lên. Thế nhưng mọi chuyện không được như ý muốn của người mẹ. Hôm đầu khi đưa NaLam tới trường học, cô bé đã khóc rất nhiều và không muốn xa mẹ. Người mẹ thấy vậy cũng xót con. Nhưng vẫn quyết định để con ở lại lớp cùng các bạn và nhờ cô giác đặc biệt để ý. Thế nhưng khi mẹ đi, NaLam càng khóc lớn hơn, khóc một hồi thì cô bé có biểu hiện co giật nặng. Khiến những bạn trẻ xung quanh nhìn thấy cũng khóc theo. Giáo viên chủ nghiệm đã phải gọi ngay cho cha mẹ NaLam và đưa bé tới bệnh viện gấp. Từ lần ấy, người mẹ cũng chịu nhiều lời nói trách móc từ chồng và gia đình.

Không phải một lần mà là nhiều lần. Cứ hễ tới mùa khai giảng vào lớp một là mẹ lại cố gắng thử đưa NaLam đi. Thế nhưng đều vô ích. Lần nào cô bé cũng bị co giật tại lớp. Cũng vì vậy mà mẹ đã dần bỏ đi cái ý định đó.

Để giúp con mình có thể hiểu biết nhiều hơn, người mẹ đã cố gắng rất nhiều, cô đã xin nghỉ việc và dành hết tâm tư để chăm sóc cho con. Kiên nhẫn dạy con nhận biết mặt chữ cái, con vật và các hình thù khác. Cũng chính vì được mẹ dạy dỗ nhiều nên tuy không đi học ở trường nhưng cô bé vẫn biết đọc và viết. Cũng hiểu rất nhiều điều. Nhiều lúc tâm tư của cô bé còn giống như một người trưởng thành, có những suy nghĩ và lời nói khiến mẹ cũng phải ngạc nghiên.

Quay lại với thực tại. NaLam đã đánh răng rửa mặt xong xuôi. Cô bé ngồi vào bàn ăn chuẩn bị thưởng thức món gà rán mình yêu thích cùng với cơm và rau súp lơ luộc.

" Mẹ ơi lát nữa khi con ăn xong thì mẹ đưa con đi mua đồ chơi nhé, mẹ đã hứa với con rồi đó"

Người mẹ nhìn NaLam cười nói. "được chứ. Nhưng NaLam hãy cùng mẹ phơi đồ nhé, phơi đồ xong thì hai mẹ con mình sẽ đi mua đồ chơi cho NaLam"

" Mỗi người trong gia đình, dù là cha, là mẹ. Hay là con cái thì cũng sẽ đều có tâm tư riêng, áp lực và gánh nặng riêng. Quan trọng không phải xem ai áp lực hơn ai mà quan trọng là người trong gia đình thấu hiểu cho nhau và cùng giúp đỡ lẫn nhau"

" Đừng biến áp lực của mình thành những ngôn từ gây tổn thương con cái" ( lời gửi gắm của tác giả)

Love for you and for meWhere stories live. Discover now