Câu 7 : Các chiến lược khác :

1.1K 0 0
                                    

Câu 7 : Các chiến lược khác :

Liên doanh

a. Khái niệm

 Khi hai hay nhiều công ty thành lập một công ty riêng biệt khác và chia sẻ quyền

sở hữu vốn trong công ty mới.

 Các hình thức hợp tác gồm có liên doanh nghiên cứu và phát triển, các hợp đồng phân phối sản phẩm, hợp đồng chuyển giao.

Nguyên tắc lựa chọn

 Khi một công ty sở hữu tư nhân liên doanh với một công ty sở hữu công, có một số thuận lợi về quản lý và huy động vốn.

 Khi một công ty trong nước liên doanh với một công ty nước ngoài, để công ty trong nước có cơ hội học tập cung cách quản lý của nước ngoài; công ty nước ngoài sẽ giảm được các rủi ro trong quan hệ với địa phương.

 Khi những năng lực đặc biệt của hai hay nhiều công ty bổ sung lẫn nhau có hiệu quả cao.

 Khi một dự án nào đó có khả năng tạo nhiều lợi nhuận nhưng đòi hỏi những nguồn tài nguyên mạnh và những rủi ro cao.

 Khi hai hay những công ty nhỏ gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh với một công ty lớn.

 Khi có nhu cầu giới thiệu một công nghệ mới.

Thu hẹp bớt hoạt động

a. Khái niệm

 Khi một công ty tổ chức lại hoạt động thông qua việc cắt giảm chi phí và tài sản để cứu vãn tình thế doanh số và lợi nhuận đang sụt giảm.

 Thu hẹp bớt hoạt động, còn được gọi là chiến lược tổ chức lại hoặc tái cấu trúc, việc thu hẹp bớt hoạt động nhằm củng cố lại năng lực hoạt động của công ty.

b. Nguyên tắc lựa chọn

 Khi công ty hoạt động không thực hiện được các mục tiêu đề ra.

 Khi công ty là một trong những đối thủ cạnh tranh yếu nhất trong ngành.

 Khi tính không hiệu quả, khả năng sinh lãi thấp, đạo đức nhân viên kém và sức ép từ các cổ đông

không đồng tình việc đổi mới hoạt động của công ty.

 Khi công ty không tận dụng được những cơ hội bên ngoài, không tối thiểu hoá rủi ro bên ngoài, không phát huy được những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu bên trong qua thời gian.

 Khi công ty phát triển quá rộng, quá nhanh nên cần phải tổ chức lại.

Cắt bỏ bớt hoạt động

a. Khái niệm

 Là bán đi một bộ phận, hay một phần của công ty, để tăng vốn cho các hoạt động đầu tư.

 Là một chiến lược thu hẹp hoạt động, để loại bỏ các ngành kinh doanh không có lãi,

hoặc đòi hỏi quá nhiều vốn hoặc không phù hợp với các hoạt động khác của công ty.

b. Nguyên tắc lựa chọn

 Khi công ty theo đuổi chiến lược thu hẹp hoạt động và bị thất bại.

 Khi một bộ phận cần có nhiều nguồn tài nguyên hơn những nguồn công ty có thể cung cấp.

 Khi một bộ phận thiếu trách nhiệm với kết quả hoạt động của toàn công ty.

 Khi có một bộ phận không phù hợp với bộ phận còn lại của công ty,do nhận thức khác biệt hoàn

toàn về thị trường, khách hàng, nhân viên, các giá trị và nhu cầu.

 Khi công ty cần gấp một lượng tiền lớn mà không thể có được từ những nguồn khác.

Thanh lý

a. Khái niệm

 Là bán đi tất cả các tài sản của công ty từng phần một, với giá trị thực của chúng.

 Thanh lý là việc chấp nhận thất bại, tuy nhiên, việc ngừng hoạt động tốt hơn là lỗ những khoản tiền lớn.

b. Nguyên tắc lựa chọn

 Khi công ty đã theo đuổi cả hai chiến lược: Thu hẹp hoạt động và cắt bỏ bớt hoạt động và cả hai đều không thành công.

 Khi lựa chọn duy nhất của công ty là phá sản, thanh lý là phương thức có trình tự và kế hoạch để nhận được khoản tiền lớn nhất cho tài sản của công ty.

 Khi các cổ đông của công ty có yêu cầu thanh toán để giảm thiểu những lỗ lã của họ.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 23, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Câu 7 : Các chiến lược khác :Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ