CHƯƠNG 4 : BÁC TƯ ĐỀ

234 0 0
                                    

Măng giang nấu cá ngạng nguồn... (ca dao)

Bác Tư Đề làm nghề thợ mộc, là dân chiến khu suốt chín năm. Rừng gần, rừng sâu, khe điếc, suối hiểm từ dòng có tên đến vũng không tên, bác đều thuộc cháo. Ngoài phần chuyên môn đóng bàn ghế kệ giường ra, bác còn là tay "bắn nỏ, bỏ câu" tăm tiếng. "Thầy câu" - ý nói rằng bác không phải là một dân câu thường tình đâu!

Bọn tôi hồi đó vào khoảng đã 13, 14 tuổi, may được ở gần nhà bác tại chiến khu 2, nơi thỉnh thoảng đang còn nghe vẹt được lầm rầm máy bay cổ ngỗng xoẹt cánh tới. Nghe danh bác là:  "ông thầy câu", chưa hiểu ngỗng ngan gì, tối đã mừng từ bụng lên óc. Cả thằng Chíp (nhiều đứa kêu nó là thằng Chiếp thì thật trật lất, nhưng mà mặc kệ chúng nó), và tôi đều muốn tới nhà, xin được... coi bác lúc đang câu. Cũng không ngờ nghe xong, bác cười xởi lởi, vào bếp đem ra cho hai đứa  hai củ khoai lùi, loại mỗi củ bằng con chuột đồng, thơm rệu nước miếng, đặt trên cái đĩa gỗ:

- Ăn đi. Được rồi! Khi nào đi câu, bác cho đi theo coi. Bọn bây là... à, mày là thằng Đục, con anh Khớp đóng ghế mây, nhà có hai cây cau xiêm cao như cột điện chứ gì? Còn thằng này, mày là thằng Khịt hay thằng Quỵt gì tao quên mất rồi, con anh Sẻ thợ may, tao lạ gì... Để bác nói sơ qua vài mánh cho bọn con biết. Câu cá thì ai câu cũng được, giật được cá hết, chỉ chậm thôi. Người ta câu được dăm bảy, mình mới được một. Cái khó là phải hiểu nghề hiểu nghiệp, hiểu tính tình từng con cá. Biết rõ loại này nó thích ăn  thức gì loại kia hám ăn mồi chi. Có con ở sâu, ăn sâu. Có con ở cạn, ăn cạn. Có con ăn chỉ thớn nhẹ phao rồi để nguyên vậy, như không ăn. Có con ăn kéo lút mất phao, không trả lại phao lên mặt nước. Có đứa tạp ăn, mồi gì cũng đớp. Có tên ăn lười, thật đói mới mum. Và cũng có con háu đớp vào đầu sáng sớm, nhưng cũng có tên tham ngốn lúc trời chạng vạng. Chung cuộc, đối với anh đi câu là phải thạo nghề: muốn câu loại cá gì, là sẽ câu được loại đó, không sai. Tối dạ thì hiểu chậm, sáng dạ thì biết nhanh hơn!

Tôi muốn hỏi bác Tư vậy khi nào thì bác đi câu, nhưng rồi vẫn không dám tỏ ý.

- Bọn con ăn đi. Khoai nhà bác trồng đó. Sắn khoai nhà tao cả rừng, ăn đâu hết... để coi coi, đây là những tháng cuối hạ sang thu, sông nước cũng đã gần gần thay đổi. Cá ngạnh nguồn rồi sẽ kéo nhau từng bầy, vừa đi vừa ăn vừa chuẩn bị sinh đẻ, đi từ nguồn này sang suối nọ. Cá ngạnh là một loại cá trê, nhưng có màu trắng xám, nhỏ con hơn, và thường đi ăn theo bầy, chứ không như cá trê, ăn riêng lẻ. Thịt nó rất thơm ngon, nấu cháo ăn thì tuyệt bổ. Biết cách hầm rục thì xương, vây, lườn, đầu, đều mềm nhũn. Còn cái chữ "ngạnh nguồn" là do loài cá này hay kéo nhau đi ăn vào khắp các nguồn sông, đầu suối. Cho nên mình câu rất dễ, vì chúng là loài tạp ăn. Nay mai, hễ thấy chúng về, tao ới bọn bây một tiếng là ta đi...

Sau hôm đó, chờ mãi đợi hoài, vẫn chẳng có tiếng ới nào của ai gọi to gọi nhỏ gì bọn tôi cả! Hai đứa quay sang món bắn ná giàn thun. Nói cho oai vậy, chứ toàn nghe rẹt rẹt, sáng hay chiều cũng chỉ có những giọng ná giàn thun rẹt rẹt, như múa gậy vườn hoang. Nhờ vậy mà chào mào, sáo sậu, chích chòe, hay cả bọn chim gì đó nhỏ chỉ bằng nửa con chim sẻ, à nhớ rồi: con chim hút mật, sau khi nghe cái rẹt rẹt (của tôi), hay rẹt rẹt (của thằng Chíp), thì chim ta mới biết rằng hình như có cái gì đó đang làm rầy mình, cho nên phải bay đi nơi khác, ta ăn tại chỗ này hay chỗ khác thì cũng vậy. Tôi bắn đã thuộc loại đại mèng, nhưng vẫn còn chỉ cách mình chim từ một tới nửa tấc. Chứ thằng Chíp bắn thì lại quá trời ba láp. Cho nên một sáng, nó nhìn thấy một đôi chào mào đang ăn sâu trên những quả đa chín vàng ruột, nó giương giàn thun lên ngắm. Rẹt một cái, cả đôi chào mào bay đi nhởn nhơ, nhưng không may cho một con vành khuyên đang treo cẳng tìm sâu gần đó đã bị hòn sỏi bắn vào. Một túm lông bụng và lông cánh tung lên lửng lơ: tên vành khuyên xấu số rơi ngay xuống đất. Tôi thấy thằng Chíp tái mặt vì bất ngờ. Tôi khen nó:

Một Cần CâuNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ