Bình Ngô Đại Cáo

18.6K 93 30
                                    

Cuối năm 1427, Vương Thông, tên tổng chỉ huy quân đội nhà Minh ở Việt Nam, đã phải mở cửa thành Ðông Quan đầu hàng. Cuộc kháng chiến 10 năm đã kết thúc vẻ vang. Thay mặt vua Lê, Nguyễn Trãi viết bài cáo nhằm tổng kết quá trình kháng chiến và tuyên cáo thành lập triều đại mới.

Bình Ngô đại cáo là tác phẩm văn học chức năng hành chính quan trọng không chỉ đối với lịch sử dân tộc mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình phát triển văn học sử Việt Nam. 

Về tác giả Nguyễn Trãi, ông là người có tuổi thơ bất hạnh, luôn chăm chỉ học hành, nổi tiếng là người học rộng, có kiến thức sâu về nhiều lĩnh vực, kinh sử bách gia, binh thư thao lược đều am hiểu. Mặt khác, ông luôn có ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân

Về hoàn cảnh ra đời của bài Cáo, như đã nói bên trên: Cuối năm 1427, được lệnh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi viếtBình Ngô đại cáo và văn bản này được công bố tháng 4 năm 1428 bố cáo cho toànquân dân biết sự nghiệp bình Ngô đã hoàn toàn thắng lợi, quân thù đã thảm bạivà phải cút khỏi nước ta, một vận hội mới đã mở ra cho giang sơn xã tắc. 

Về thể loại, bản Tuyên ngôn độc lập lần 2 được viết bằng thể Cáo. Nếu văn học động viên mọi người chiến đấu thì văn Cáo lại có ý nghĩa tuyên ngôn nhằm công bố cho mọi người biết những chủ trương chính trị trọng đại của toàn dân tộc như việc xác lập hòa bình, đánh đuổi giặc ngoại xâm và xây dựng vương triều mới.

Cáo viết bằng thể văn biền ngẫu, số câu chữ không hạn chế, văn phong mang tính chính luận nên trang trọng, sắc bén, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.  

Kết cấu của bài đại cáo bình Ngô tuân thủ đúng kết cấu của các tác phẩm Thang cáo (được chép trong chương Thương Thư của sách Kinh Thư) và Vũ cáo hay đại cáo Vũ Thành (được chép trong chương Chu thư của sách Kinh Thư).  

Về nhan đề tác phẩm, tại sao không phải là Đại Cáo Bình Minh mà là Đại Cáo Bình Ngô? 

Chu Nguyên Chương gốc người Hào Châu mà, Hào Châu xưa, thuộc đất Ngô. Vì thế, 'Ngô' chính là quê cha đất tổ của người sáng lập ra nhà Đại Minh: Thái Tổ Chu Nguyên Chương ! Hơn nữa, khi sự nghiệp đang trên đà thắng lợi (chiếm xong lộ Tập Khánh), năm 1356, Chu Nguyên Chương xưng Ngô Quốc công , ý muốn nhắc tới nguồn gốc của mình: người đất Ngô. Tám năm sau, khi sự nghiệp sắp thành công, ông cải xưng là Ngô Vương , ý muốn hồi cố và ước mơ sự nghiệp của mình sánh với nước Ngô thời cực thịnh dưới quyền Ngô Vương Hạp Lư đánh tan nước Sở hùng mạnh, truyền ngôi cho con là Ngô Vương Phù Sai; Phù Sai lại diệt nước Việt, cầm tù Việt Vương Câu Tiễn...

Bởi vậy, Ngô ở đây vừa là tước hiệu của Minh Thái Tổ khi chưa lên ngôi: Ngô Quốc công, Ngô Vương; vừa là nguồn gốc, quê cha đất tổ của người khai sáng ra nhà Đại Minh: Chu Nguyên Chương! "Bình Ngô" là "bình" tận gốc rễ họ Chu - Thái Tổ nhà Minh. 

Về mặt cấu trúc, tác phẩm có thể chia thành bốn phần:

Phần 1 nêu ra luận đề chính nghĩa: Từ đầu đến "chứng cớ còn ghi".

Phần 2 tố cáo tội ác, vạch trần âm mưu xâm lược Đại Việt với cớ phù Trần diệt Hồ của giặc: Tiếp theo phần 1 đến "Ai bảo thần dân chịu được".

Thuyết minh Bình Ngô Đại CáoWhere stories live. Discover now