Chương 5

20.9K 576 257
                                    

Nói tới đây, thuận tiện bàn một chút về đất phong của tứ vương. Nghiêm Sát ở tại Giang Lăng, nhưng trên thực tế Giang Lăng lại là một "Phủ" bao quát mười châu Đông Nam. Đất phong của tứ vương đều gọi là "Phủ". Bản đồ U Quốc giống chiếc quạt ba tiêu của Thiết Phiến công chúa trong "Tây Du Ký", bốn góc gồ ra, tứ phương lõm xuống. Giang Lăng phủ của Nghiêm Sát chiếm cứ góc phía đông nam, Cam Lâm phủ của An vương Dương Tư Khải chiếm cứ tám châu góc tây nam, Thái Châu phủ của Tề vương Giải Ứng Tông chiếm mười hai châu góc tây bắc, Vũ Di phủ của Hằng vương Giang Di (đã qua đời) thì bị đất phong của An vương cùng Tề vương vây ở trung gian – là người duy nhất trong tứ vương có đất phong liền với hai vị vương gia.

Giang Lăng phủ ở ven biển, nhưng Giang Lăng thành nơi Nghiêm Sát cư trú không ở ven biển, đó cũng là để đảm bảo an toàn. Bên trong Giang Lăng phủ có hai hồ nước lớn là "hồ Nữ Oa" và "hồ Bàn Long", từ Giang Lăng phủ đi về phía bắc ước chừng sáu trăm dặm là dòng Tiền Giang chạy dọc từ phía đông đến phía tây U Quốc. Cho nên trong thành Giang Lăng, một năm bốn mùa đều có hải sản phong phú, cho dù là mùa đông cũng có thể ăn tôm cá tươi ngon.

"Giang Lăng phủ" của Nghiêm Sát cùng "Cam Lâm phủ" của An vương Dương Tư Khải cách nhau không xa, nhưng giữa bọn họ bị ngăn bở một tòa "Tam Sơn". Đất phong của An vương có một phần giáp biển, theo biển mà đi là có thể đến Giang Lăng phủ. Trong tứ vương, trừ bỏ Tề vương ở phía bắc "Tiền Giang", ba vị vương khác ở tại phía nam "Tiền Giang", mà đất phong của Tề vương có thể nói là cách kinh thành gần nhất, cũng là vùng đất phong có diện tích lớn nhất, quản trị nhiều châu quận nhất.

Tề vương Giải Ứng Tông là bộ hạ cũ của Hoàng đế Cổ Niên, cũng là người hắn tín nhiệm nhất. Khi Nghiêm Sát còn làm một vị đại vương kiêu ngạo trên núi, chưa tìm tới đầu quân cho Cổ Niên, Giải Ứng Tông đã vì Cổ Niên mà lập được chiến công hiển hách. Sau khi Nghiêm Sát đầu quân cho Cổ Niên, địa vị của hắn đã bị dao động. Nếu hắn là một con sói, Nghiêm Sát chính là một con hổ. Cũng bởi vậy nên kẻ Giải Ứng Tông hận nhất là Nghiêm Sát. Vì trấn an hai gã thuộc hạ đối nghịch này, Cổ Niên đem "Giang Lăng phủ" màu mỡ dồi dào nhất phân cho Nghiêm Sát; đem "Thái Châu phủ" có dân chúng anh dũng nhất, vị trí chiến lược quan trọng nhất, cũng là nơi diện tích lớn nhất phân cho Giải Ứng Tông, đồng thời cũng để cho hắn trở thành vương gia duy nhất trụ tại phía bắc Tiền Giang cùng hoàng đô "Thượng Nhiêu". Việc này có thể hiểu là Cổ Niên gián tiếp đem an toàn của hoàng thành giao cho Giải Ứng Tông, cũng biểu đạt vị trí tối thượng của Giải Ứng Tông trong tứ vương. Trong tứ vương, có thể chống lại Nghiêm Sát chính là Tề vương Giải Ứng Tông.

Hằng vương Giang Di đã từng là thuộc hạ của U Đế, sau bị Cổ Niên chiêu hàng, bởi vì là hàng thần nên đất phong của hắn ít nhất, nhưng đối với Giang Di mà nói thì như vậy cũng đã đủ. An vương Dương Tư Khải là người tới đầu quân cho Cổ Niên muộn nhất trong tứ vương, cũng là người trẻ nhất, hắn còn nhỏ hơn Nghiêm Sát ba tuổi. Tuy nhiên, hắn cũng là kẻ giết người không gớm tay, là kẻ không quan tâm sống chết trên chiến trường, là người biết ăn nói nhất trong tứ vương, được Cổ Niên vô cùng yêu thích nên phân cho bát châu "Cam Lâm".

Giang Di qua đời, nhi tử Giang Bùi Chiêu từ nhỏ mang nhiều bệnh tật, là một gã văn nhược thư sinh bất tài. Đối thủ của Giải Ứng Tông cùng Nghiêm Sát một mất, một còn. Dương Tư Khai là kẻ khéo đưa đẩy, chẳng đắc tội ai mà cũng chẳng lấy lòng ai. Bất quá, từ sau khi thế lực Nghiêm Sát dần dần lớn mạnh, việc hắn lui tới cùng Nghiêm Sát lại tăng thêm vài phần.

Tàng YêuNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ