Khi người ta đã hiểu rằng chỉ do sự trải qua nhiều kiếp sống khác nhau nên con người mới đi đến được cái mực tiến hóăhiện giờ của nó, thì đây là một câu hỏi tự nhiên phát sinh trong trí: Ta có thể biết rõ mọi điều về dĩ-vãng nầy cho tới mực nào. Dĩ nhiên vấn đề nầy vô cùng lý thú. Vậy thì, may thay, người ta có thể biết rõ về điểm nầy một cách chắc chắn, không nhỡng theo giáo lý cổ-truyền, mà còn do một cách khác vững bền hơn nữa. Ở đây, tôi không đủ chỗ để nói dài dòng về khoa tinh-thần trắc-nghiệm (psychometrie). Tôi chỉ nói rằng người ta có nhiều bằng cớ tỏ rằng không có một sự việc nhỏ bé nào xảy ra mà lại không được tự động ghi vào ngay Ký-ức của Vũ-trụ một cách không sao xóa bỏ được nữa. Và cũng ching do cái Ký-ức của Vũ-trụ ấy mà người ta có thể tìm lại một cách rất đúng sự diễn tả chắc-chắn, hòan-toàn không sai lầm bất cứ một cảnh tượng nào, bất cứ một sự gì đã xảy ra,từ khi có Vũ-trụ đến bây giờ. Những ai cho rằng đây là những đề tài mới lạ và đòi hỏi những bằng cớ thì có thể đọc cuốn Psychonetry ( Tinh-thần trắc-nghiệm của Bác-sĩ Buchanan hay Soul of things ( Linh hồn của sự vật) của giáo sư Denton; nhưng tất c? những sinh-viên huyền-bí-học đều biết rằng có thể đọc được những nét ghi chú của dĩ-vãng; và trong bọn sinh-viên nầy có nhiều người biết cách đọc như vậy.
Theo bản chất của nó, cái Ký-ức của Vũ-trụ nầy chỉ là trí nhớ của Thượng-đế mà thôi. Trí nhớ nầy cao vượt hẳn tầm trí thức của chúng ta, nhưng cái Trí nhớ Thiên-liêng nầy cũng được phản chiếu một cách rất đúng ở những cảnh giới thấp; cho nên trí khôn con người khi được huấn luyện để làm việc nầy, có thể tìm thấy ở những cảnh giới đó cái dấu vết của tất cả những sự đã xãy ra và ảnh hưởng đến cảnh giới đó. Tỷ dụ: tất cả những gì đã diễn qua một tầm gương đều chiếu ánh sáng lên trên mặt tâm gương đó, nhưng mắt trần tục chúng ta tưởng rằng những hình ảnh đó không để lại dâu gì trên mặt gương phản chiếu. Tuy nhiên sư thực thì trái ngược hẳn, không khó khăn gì, chúng ta có thể tưởng tượng rằng n những hình ảnh nầy có thể in lên tấm gương cũng như những tiềng động có thể in lên cái trụ thu thanh của một cái máy hát, và không có gì có thể ngăn cả ta tìm cach cấu tạo lại những hình ảnh bằng những dấu vết mà chúng ta đã để lại trên cái trụ ghi hình.
Khoa tinh thần trách nhiệm cao siêu còn cho ta thấy rõ rằng không phải là có thể như vậy, mà chính sự thực là đúng như vậy đó, rằng không những chỉ một tấm gương mà còn bất cứ một đồ vật gì cũng giữ dấu vết của sự xảy ra trước mắt nó. Như vậy, chúng ta có sẳn sàng một phương-pháp rõ-ràng và đứng đắn để có thể coi lại từ đầu lịch sử của thế-giới nầy và của nòi giống của chúng ta, và chính do theo cách đó mà vô số những sự lý thú vô cùng có thể được nhận xét từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất, giống y như là những cảnh tượng của dĩ-vãng được diễn lại cho chúng ta coi bởi những diễn-viên xưa kia đã sống trong đó( hãy đọc cuốn Thần Nhãn "Claivoyance" trang 125).
Những sự tìm kiếm mà người ta làm về thời tiền sử, theo phương-pháp nầy, khiến ta nhận xét được một sự tiền-triển dài đặc của sự tiến-hóa, tuy chậm-chạp, dần-dà, mà không bao giờ ngừng. Sự phát triển của nhân loại bị chế định bởi hai định-luật: định luật thứ nhứt là đinh luật tiến-hóa nó trầm tĩnh thúc đẩy con người tiến lên phía trước và lên cao; thứ nhì là định-luật thiêng-liêng về công-bình hay luật Nhân Quả nó đảm nhận con người, với một sự đúng độ tuyệt-đối, cái quả của những hành động của y, và dạy y dần-dần tuân theo một cách khôn ngoan định luật thứ nhứt.