Ở những chương trước đây, chúng ta luôn luôn phải kể đến định-luật Nhân-Quả co đó mỗi người nhận được một cách tuyệt đối cái phần phước họa xứng đáng với y, không có định-luật nầy, thì ta không có thề nào đi sâu vào trong Thiên-Cơ được. Vậy chúng ta cần phải hiểu nó một cách thật đứng-đắn, và muốn được như vậy, chúng ta phải rứt bỏ đối với cái thành kiến của Giáo-Hội cho rằng có một sự thưởng phạt liền theo với mọi hành động của con người. Cái tư-tưởng thưởng phạt nầy không sao có thể ly khai với tư-tưởng phải có một vị Thâm phán, một vị phân-phat sự thưởng và sự phạt, và cái tư- tưởng khác nữa:là vị thẩm phán co thề dễ dàng rộng lượng ở một trường hợp nầy hơn là ở một trường hợp khác, vị đó có thể bị hoàn cảnh chi phối, có thề bị người ta đến van nài ơn huệ, và như vậy sự áp dụng công-suất có thể bị thay đổi hay bị ém nhẹm đi hoàn toàn.
Nhưng những tư tưởng như thế thì thiệt là sai lầm, và cái hệ-thống tư-tưởng phát sinh ra những ý nghĩ ấy cần phải bỏ đi và sa thải triệt để nếu ta muốn thấu triệt những sự thực. Các bạn hãy cầm trong tay một thanh sắt nung đỏ ; ngoại trừ một vài trường hợp đăc biệt, thì các bạn phải phỏng nặng. Tuy vậy, không bao giờ các bạn có cái tư tưởng cho rằng Thương-Ðế đã phạt các bạn vì các bạn đã rờ mó tới thanh sắt, nhưng các bạn hiểu cho rằng cái điều xảy ra cho bạn đó hợp với luật Thiên-Nhiên; nhưng những ai đã hiểu rõ nhiệt độ là gì, nhiệt độ tac động như thế nào, sẽ giãi nghĩa rõ ràng cho các bạn hiểu tại sao các bạn bị phỏng.
Xin các bạn nhớ cho rằng cái điều dự tính của các bạn không có một ảnh hưởng gì đến kết quả thực thể của việc bạn làm. Dù các bạn cầm thanh sắt đỏ để làm một việc ác, hay trái lại để tránh cho ai một tai họa, các bạn vẫn cũng bị phỏng như thường. Ở phương-diện khác, lẽ dĩ-nhiên cao cã hơn, những kết quả sẽ khác hẳn. Ở phương diện thứ hai, các bạn đã làm một việc cao thượng và các bạn sẽ được lương-tâm khen ngợi, còn ở trường hợp thứ nhứt thì bạn chỉ cảm thấy sự hối hận mà thôi. Nhưng cái vết phỏng ở da thịt cũng vẫn là vết phỏng, không hơn không kém.
Vậy muốn có một ý-kiến chơn thật về cách tác động của luật nhân quả thì phải hiểu rằng nó phản ứng một cách máy móc như thế đó. Chúng ta hãy tỉ dụ có một khối nặng ấy ra khỏi vị-trí của đường thẳng đứng. Những định-luật về cơ học (mecanique) dạy ta rằng sự phảng ứng của khối nặng đẩy tay ta ra sẽ tương-xứng đúng mực với sức mạnh mà ta đã vận dụng, và sự phảng ứng nầy sẽ xảy ra không liên quan gì tới những lý lẽ nó thúc đẩy ta làm mất thăng bằng đi. Cũng như thế, một người phạm điều ác làm xáo trộn cái chế độ của trào lưu tiến hóa vĩ đại, và cái chế độ nầy phảng ứng lại tương xứng với cái động lực đã được vận dụng để phá nó.
Tuy nhiên, không một phút nào chúng ta được phép tưởng rằng cái nguyên nhân thúc đẩy sự hành-động không có quan hệ gì. Trái lại, nguyên nhân nầy là một yếu tố quan trọng nhất, nó cho sự hành đông một cá tánh đặc-biệt tuy nó không hề thay đổi kết quả của sự hành-động ở cõi trần. Thiệt vậy, chúng ta đừng quên rằng riêng cái ý định cũng là sức mạnh rồi, sức mạnh nầy hoạt động trên cõi Thương-giới nghĩa là ở nơi vật chất thật min-màng, tế-nhị, những làn rung-động nhanh đến nỗi một số lượng động lực ở cảnh giới đó có một hiệu-quả vô-cùng lớn lao hơn là ở những cảnh giới thấp. Vây thì sự hoạt động ở cõi Trần sẽ phát sinh ra cái quả ở cõi Trần, nhưng cùng một lúc, cái định luật về thể Trí của ý định cũng phát sinh ra cái quả của nó ở cõi Thượng-giới, cái quả sau nâỳ là hoàn toàn không dính-liếu với cái quả đầu tiên và chắc-chắn là có một sự quan-trọng lớn lao hơn nhiều. Như thế, theo cách đó, một sự trả đáp hoàn toàn luôn luôn tác động một cách máy móc. Mặc dầu những nguyên nhân hành động của chúng ta phức-tạp đến đâu, mặc dầu cái kết quả của cõi trần có một tỹ lượng nào về điều lành và điều ác, sự thăng bằng sẽ lập lại luôn luôn một cách đúng mực và một sự công bằng hoàn toàn ngự trị ở khắp mọi bậc.