Ngoài quân nhân, chắc chỉ có học sinh là phải chào cờ thường xuyên. Lá cờ Tổ quốc lúc lặng lúc đón gió, bay bay dưới mái trường.
Mình chào cờ lúc nào cũng cố gắng nhìn lá cờ. Lúc chào lại cứ phải đứng nghiêm, thực ra mình muốn nắm tay đặt lên ngực trái.
Tổ quốc ở trong tim mình như mình ở giữa lòng Tổ quốc.
Quốc ca mình chẳng bao giờ lên tông để hát được đoạn "... Tiến lên, cùng tiến lên..." sao cho hoành tráng nhất. "Tiến lên" mà mình cứ hát nhỏ dần đi thôi. Nhưng bài quốc ca hay thật. Và hát quốc ca cảm giác như mình lại được sống giữa những năm tháng cách mạng hào hùng.
Mình biết là nghe có vẻ điêu khi mà một con không nhớ gì về các sự kiện nhân vật và mốc thời gian lịch sử như mình lại kêu gào "em yêu lịch sử", nhưng thật tình và chân thành mà nói mình yêu nước và yêu lịch sử lắm...
Nhưng mình cũng não cá lắm. Thường mình không nhớ được các số liệu cụ thể, cả những cái tên nữa.
Nhưng mình học văn mà, những cảm nhận và hình dung về lịch sử của mình thì rất rõ nét. Mình cơ hồ có thể hoà mình vào bất cứ không gian lịch sử nào vậy.
Thầy mình từng bảo: "Bác Hồ có viết một cuốn lịch sử Việt Nam rất hay và có giá trị, chẳng như mấy cái sách lịch sử của chúng mày bây giờ, toàn những điêu!"
Lúc nào trong tâm trí mình cũng vang lên tiếng khóc: Giáo dục nước mình không thể cải cách được gì nữa đâu, nó cần phải được cách mạng!
Thật buồn khi tình yêu lịch sử chỉ được truyền tải qua thầy cô giáo bộ môn và sách giáo khoa thì để làm một vật vô tri.
Môn lịch sử lúc nào cũng là môn học khô khan thứ nhì chỉ sau môn văn, và đôi lúc được học sinh xếp hạng nhất. Trong khi lịch sử thực chất là bộ môn khám phá bí ẩn nhất, thú vị nhất và kì diệu nhất!? Tại sao lại bất công với lịch sử như vậy???
Không biết có ai như mình không, có một mong muốn là ai cũng yêu lịch sử và ai cũng hát quốc ca bằng tất cả trái tim mình...
Bởi:
Sau này ra trường, mình có phải học lịch sử với hát quốc ca nữa đâu...?
BẠN ĐANG ĐỌC
những năm tháng ấy
No FicciónTác phẩm này là nhật ký- hồi ký giai đoạn 2012-2019, những năm tháng học sinh cấp 2 và cấp 3 của mình.