O.C.D hay còn gọi là Obsessive Compulsive Disorder ( Rối loạn ám ảnh cưỡng chế ) là một rối loạn dựa trên những suy nghĩ và thói quen mang tính ám ảnh, lặp đi lặp lại, như nỗi sợ sự dơ bẩn đi kèm với sự thôi thúc, thói quen thực hiện một hành động cụ thể, như tắm rửa quá nhiều.
O.C.P.D hay còn gọi là Obsessive-Compulsive Personality Disorder ( Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế) là một trạng thái không bình thường của , có đặc tính là sự quan tâm quá mức tới những chi tiết, quy tắc, sắp xếp trật tự và hoàn hảo. Mặt khác lại rất sợ phạm sai lầm, hay nghiền ngẫm và thích lý luận suông, hệ quả là không dám làm và hay lưỡng lự. Về cảm xúc thường đè nén, trở ngại trong giao tiếp, thiếu khôi hài, cởi mở. Khi thương lượng với người khác thường cứng nhắc. Đây là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn nhân cách
- Một số người hay nhầm O.C.D ( Rối loạn ám ảnh cưỡng chế) thành O.C.P.D ( Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chết).
- người bị rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế thường có đặc điểm:
- Họ cảm thấy khó biểu lộ cảm xúc của mình
- Họ gặp khó khăn trong việc hình thành và duy trì các mối quan hệ thân thiết với người khác
- Họ rất chăm chỉ làm việc nhưng nỗi ám ảnh của họ về sự hoàn hảo có thể làm công việc của họ không hiệu quả.
- Họ thường xuyên cảm thấy công bằng, phẫn nộ và tức giận
- Họ thường phải đối mặt với sự cô lập của xã hội
- Họ có thể sẽ phải trải qua việc lo âu đi kèm với trầm cảm.
- Triệu chứng người bị rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế:
- Quá cầu toàn, đến mức sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành công việc
- Tác phong cứng nhắc, khắt khe và câu nệ hình thức
- Cực kỳ tiết kiệm
- Rất chú ý đến tiểu tiết
- Đúng giờ một cách quá đáng
- Tận tâm làm việc quá mức đến mức có thể trả giá bằng các mối quan hệ gia đình hoặc xã hội
- Tích trữ các đồ vật đã bị mòn hoặc không còn sử dụng được nữa
- Không có khả năng chia sẻ công việc hoặc ủy nhiệm công việc cho người khác bởi sợ công việc không hoàn thành
- Tuân theo các quy tắc, quy định một cách chặt chẽ
- Tuân theo đúng các quy định về thứ tự, cấp bậc
- Cảm giác mọi việc phải được làm một cách công bằng
- Tuân thủ chặt chẽ các luật lệ về đạo đức và phẩm hạnh
- Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế sẽ được chẩn đoán khi các triệu chứng ảnh hưởng đến khả năng tương tác với người khác.
VD: Tôi có một cô bạn, thật ra chúng tôi chẳng thân thiết gì mấy chỉ là một hôm mưa gió ngồi ở quán trà sữa cô ấy tiến đến và tâm sự với tôi. Người bạn trai cô ấy hẹn lúc 7h tối nhưng không thấy tới, cô ấy đến đúng giờ và phải chờ 30 phút khiến cô ấy rất tức giận. Mối quan hệ của họ thường gặp trắc trở, đã mấy lần chia tay nhưng người đàn ông kia luôn giữ cô ấy lại, mẹ cô ấy nói cô là một người phụ nữ chuẩn mực, công việc lúc nào cũng cố gắng làm tốt nhưng kết quả lại không cao. Tính tình cô khá khó tính, chu toàn trong cuộc sống nhưng các mối quan hệ thì không như vậy. Cô ấy gặp trở ngại trong biểu lộ cảm xúc, không rõ cảm xúc ra sao luôn luôn tức giận.
Mặt khác ám ảnh cưỡng chế theo tôi thì nó khá đơn giản:
- Ám ảnh là những ý nghĩ, hình ảnh, âm thanh hay ý tưởng xâm nhập vào đầu ta khiến ta sợ hãi, bồn chồn, mệt mỏi. Tuy nhiên, họ có thể nhận ra nỗi ám ảnh đó xuất phát từ trong tâm trí mà không phải là do tác động từ bên ngoài. Như hồi bé tôi khá sợ ma, những bộ phim câu chuyện hay đơn giản chỉ là một cái liếc mắt cũng khiến tôi ngủ không ngon lúc nào cũng trong tư thế sợ hãi.
- Cưỡng chế là những hành động lặp đi lặp lại như rửa tay, kiểm tra không ngừng nhằm giảm thiểu đi nỗi lo lắng, mỏi mệt chứ không nhằm để thỏa mãn hay hài lòng gì cả. Trong hầu hết mọi trường hợp, bệnh nhân cảm thấy mình cần phải làm những hành động đó để giảm thiểu đi sự lo âu đi cùng với nỗi ám ảnh, hoặc để phòng ngừa chuyện gì đó. Ví dụ như với người bị ám ảnh là mình bị dơ, họ có thể giảm đi nỗi sợ hãi đó bằng cách rửa tay mình cho đến khi da đỏ lựng lên. Người lo không biết mình khóa cửa chưa thì bị thôi thúc đi kiểm tra cửa mỗi vài phút.
VD: Giám khảo của American Got Talent, Howie Mandel bị ám ảnh về vi trùng tới mức ông đã cạo trọc đầu mình vì sợ vi khuẩn có thể sống trong đó.
Nói tóm lại ám ảnh cưỡng chế là ám ảnh và rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế khác nhau ở chỗ:
- Người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế là việc bị ám ảnh về 1 hay nhiều thứ - thôi thúc chúng ta phải giải quyết thứ đó: VD như: sợ bẩn, sợ bừa bộn, sợ không khóa cửa,v..v.., và lặp đi lặp lại như người đãng trí nhưng đối với những thứ khác không ảnh hưởng thì vẫn xử lý như những người bình thường.
- Người bị rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế: mọi việc làm hay nhìn đều bị ám ảnh một cách máy móc, người mắc chứng OCDP thì luôn quan tâm đến những chi tiết nhỏ nhặt, sự hoàn hảo của một việc, thậm chí áp đặt sự hoàn hảo lên những người xung quanh. Và đồng thời trong mọi hoạt động của họ, họ đều quan tâm đến những chi tiết dù cực nhỏ để tiến tới sự hoàn mĩ.
28.1.2017
BẠN ĐANG ĐỌC
Tâm Thần Học - Tâm Lý học
Mystery / Thriller- Dành cho bạn nào muốn tìm hiểu về môn học này hoặc cần 1 số thông tin để viết truyện. Bởi vì thông tin tìm trên mạng khá ít ỏi và mình đã phải trans từ một vài trang nước ngoài thì mới ra, mọi thông tin trong đây đều do tìm kiếm và chỉnh sửa, học...