Hội chứng sợ xã hội*

1.6K 93 28
                                    

 Hội chứng sợ xã hội hay còn được gọi là social phobia: là một dạng trong nhóm bệnh được mô tả bởi đặc điểm sợ hãi quá mức trong các tình huống xã hội thông thường. Biểu hiện thể chất thường thấy là tim đập nhanh, đỏ mặt, đổ mồ hôi, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn. Người bệnh bộc lộ sự sợ hãi mãnh liệt và dai dẳng khi người khác nhìn mình hoặc bị phê bình, luôn sợ rằng hành vi của mình sẽ khiến bản thân rơi vào tình huống khó xử hoặc bị bẽ mặt. Sự sợ hãi của họ có thể mạnh đến nỗi nó can thiệp nghiêm trọng vào công việc, học tập hay những hoạt động khác.

Hay nói ngắn gọn là chúng ta sợ những nơi đông người, sợ người khác chủ ý đến mình, sợ điều gì đó sẽ làm mình bẽ mặt,bối rối. Sợ hãi khi có người khác diễu cợt, bàn tán về mình

Nói đến nỗi sợ xã hội tôi nghĩ mình khá rành nên có bạn nào mắc nỗi sợ xã hội thì có thể để lại comment tôi sẽ giúp đỡ hết sức nếu có thể. Bởi vì căn bệnh nào cũng vậy nếu để lâu quá thì sẽ càng trầm trọng nặng hơn.  Biểu hiện của người mắc hội chứng sợ xã hội:

1. Sợ Phải Nói chuyện trước đám đông

2. Sợ Làm việc khi ai đó đang nhìn mình

3, Sợ nói chuyện trên điện thoại

4. Sợ Gặp người lạ

5. Sợ Hẹn hò

6. Sợ Ăn ở nơi công cộng

7.Trả lời câu hỏi trong lớp học

8. Sợ Người khác nghĩ về mình hay bàn tán về mình

9.  Luôn có ý nghĩ rằng mình điên khùng, gàn dở, ngu ngốc, yếu đuối

10. Thường quan tâm thái quá về mặt mũi và các tình huống có thể làm cho họ xấu hổ, lung túng hay ngượng nghịu, đồng thời luôn lo lắng cái nhìn của người khác với mình

11. Sợ tham dự các hoạt động đông người, các công việc làm theo nhóm, các buổi lễ, tiệc

12. Sợ phải duy trì cuộc trò chuyện nào đó hay một ai đó bắt chuyện với mình

13. Mắc các triệu chứng cơ bắp căng cứng, đổ mồ hôi, bao tử khó chịu, tiêu chảy, đỏ mặt, bối rối. Trong đó, đỏ mặt là một đặc điểm chính của chứng sợ xã hội

VD: Tim không học bài và quên chuẩn bị bài mới khi cô giáo lấy danh sách lớp ra và chuẩn bị gọi tên một ai đó thì cậu ta cảm thấy tim mình sắp nhảy ra khỏi lồng ngực; còn bàn tay không ngừng ra mồ hôi, hơi thở gấp gáp chân thì run lẩy bẩy, và khi đọc đến đây, bạn đang tự hỏi rằng mình có bị mắc chứng sợ xã hội hay không thì tôi xin thưa rằng KHÔNG. Những phản ứng cơ thể của bạn hoàn toàn có thể tránh khỏi bằng việc chuẩn bị bài kỹ hơn. Hơn nữa, nỗi sợ của bạn là có lý do (quên học bài nên sợ bị cô gọi lên) còn những người mắc chứng sợ xã hội không cần bất cứ lý do gì để sợ cả. Chỉ là, họ quá chú tâm vào cái cách mà người khác đánh giá về mình thôi, họ không muốn là trung tâm của mọi ánh nhìn, nếu được, họ muốn thu gọn mình về một góc, càng ít người chú ý thì càng tốt.  

VD: Hay lấy một ví dụ điển hình chúng ta hay thấy hoặc bản thân đã từng trải qua và lầm tưởng đó là chứng sợ xã hội. Một cô gái đang trong độ tuổi từ 18 đổ xuống, cô gái này sợ phải ăn ở trước mặt đám con trai, con gái hay người lạ, nhưng chỉ một thời gian cô gái này lại hết sợ thì đây không phải là chứng sợ xã hội mà chỉ là quá chú tâm vào bản thân mình sợ người khác có những định kiến không hay về mình.

  Thế nên với những người dưới 18 tuổi thì những biểu hiện phải liên tục trong vòng 6 tháng liền mới đươc coi là mắc chứng Sợ xã hội thật.  

Tôi nghĩ là mình có khá tốt kiến thức về bệnh này và nếu bạn nào đang trong trường hợp bị hoặc đang trong tình trạng bị nhẹ thì có thể comment bên dưới, đừng ngại tôi sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều. Hơn nữa bệnh này nếu để lâu thì sẽ gây rào cản với xã hội gia đình và ngay cả việc học của bạn.

29.1.2017

Tâm Thần Học - Tâm Lý họcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ