Câu văn Hán Việt - Thuật ngữ bốn chữ

235 4 0
                                    

1. Xuất sư vị tiệp: từ câu thơ "Xuất sư vị tiệp thân tiên tử" – xuất chinh chưa báo tin thắng trận mà người đã chết.

2. Ốc lậu thiên phùng thâu đêm vũ: nhà dột gặp mưa suốt đêm (= họa vô đơn chí)

3. Mã bất đình đề: ngựa ko ngừng vó.

4. Vụ lý khán hoa: ngắm hoa trong sương mù.

5. Bách chiết bất nạo: trăm lần bẻ cũng không cong (~ từ chối bao lần cũng không nản lòng).

6. Hảo mã bất cật hồi đầu thảo: ngựa tốt không ăn cỏ ở phía sau.

7. Thuận lý thành chương: sự việc cứ thế mà diễn ra thuận lợi.

8. Mạn bất kinh tâm: thong thả chứ ko có gì mà sợ hãi.

9. Thoại lý hữu thoại: trong lời còn có lời = VS = Ý tại ngôn ngoại: ý ở ngoài lời.

10. Khanh khanh ta ta: cách gọi vợ chồng, tình nhân thân mật.

11. Hoa chi loạn chiến ~ hoa lá tơi bời.

12. Thô tâm đại ý: chỉ người lòng dạ đơn giản hay sơ ý.

13. Xuất song nhập đối: đi ra đi vào có đôi có cặp.

14. Các hành kỳ đạo, kính vị phân minh:

Các hành kỳ đạo: mỗi người có một con đường đi riêng của họ.

Kính vị phân minh: sông Kính và sông Vị phân biệt. Người ta nói rằng rất dễ xác định nguồn nước tại ngã ba sông Kính và sông Vị. Nước từ sông Kính thì nhiều bùn, trong khi nước từ sông Vị thì rất trong. Mặc dù nước của hai con sông bị trộn lẫn vào nhau, ranh giới giữa chúng lại thật rõ ràng.

15. '' trích câu thơ :

"Phong tiêu tiêu hề dịch thủy hàn, tráng sĩ nhất khứ hề bất phục phản" – "风萧萧兮易水寒, 壮士一去兮不复返" – "Gió đìu hiu sông Dịch lạnh lùng, tráng sĩ một đi không trở về".

16. Dũng sĩ chặt tay: dũng sĩ bị rắn cắn vào bàn tay, liền lập tức chặt đứt cổ tay, để tránh khỏi độc tính lan truyền toàn thân, chỉ hành động dứt khoát không chần chờ.

17. Ý do vị tẫn: ý chưa thỏa mãn

18. Yểm nhĩ đạo linh: che tai trộm chuông, ý kiểu như tự lừ a mình dối người để làm gì đó

19. Lai nhi bất vãng phi lễ dã: không được tiếp nhận mà không báo trả

20. Lưỡng tiểu vô sai: hai đứa nhỏ ko khác/rời nhau, ý chỉ sự thân thiết từ khi còn bé

21. Yêu triền vạn quán: cột vạn xâu tiền quanh eo

22. Địa chủ chi nghị: tình nghĩa chủ đất (hoặc chủ nhà với khách)

23. Nhất kinh nhất sạ: chỉ người tinh thần vô cùng căng thẳng hoặc hưng phấn, hành vi cử chỉ khoa trương khác thường, khiến người chấn kinh. Có lúc cũng chỉ biểu tình và cảm tình đều rất phong phú và đúng chỗ.

24. Quỵ tha y bản: một loại thủ đoạn nghiêm phạt thời cổ, yêu cầu người bị nghiêm phạt quỳ gối lên tấm gỗ giặt quần áo (cái bàn xát), bởi vì trên đó có răng cưa, đầu gối sẽ phi thường thống khổ. Thời nay chủ yếu dùng trong trường hợp muốn nói lão công chịu lão bà nghiêm phạt.

Thuật ngữ viết tắt trong ĐamNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ