Góp lại đều huề.

48 8 1
                                    

Tôi đã từng nghĩ mình là công chúa, cho tới khi nhận ra, dường như bản thân chỉ là một kẻ qua đường.

....

Tôi gặp Minh An vào một ngày hè nắng gắt, em vận trên mình bộ trang phục công sở, uống vội ly milk shake trẻ con trái ngược với vẻ chững chạc nơi em, lại ấn thêm mấy cái bánh chocolate vào mồm, tôi muốn phì cười vì nét con trẻ đó của em.

Vì thế, tôi tiến lại gần

"Chào em, mình làm quen nhé?"

___.....____.....____....._____......____

Trở về nhà sau chuyến du học thảm bại, tôi rũ rượi với công việc mới, môi trường mới.

Rời Sài Gòn khi mới mười ba tuổi, tôi gặp nhiều thứ hơn những ý nghĩ tôi đã từng. Bị bắt nạt, bị phân biệt chủng tộc, sốc văn hóa, khả năng giao tiếp hạn hẹp và.... bị đồng hương chơi xấu. Thanh xuân và niên thiếu của tôi, dường như chỉ còn một màu khi tôi bước lên chiếc máy bay ấy, màu sắc của áng hoàng hôn buồn bã, hệt như cái ngày tôi rời xa vậy.

Tôi không hiểu, một chút cũng không hiểu. Tôi đã từng có tất cả, mẹ tôi là nha sĩ và ba tôi thì qua đời rất sớm, nhưng chúng tôi thật sự hạnh phúc bên nhau. Tôi được mặc đẹp, được ăn ngon và hơn cả là tôi được yêu thương và gìn giữ như một món quà.

Rồi một ngày, mẹ nói với tôi, nói rằng người sẽ tái hôn, với một ông chú lạ hoắc lạ huơ nào đó, một gã việt kiều mà thậm chí chúng tôi còn chả nhớ tên. Tôi nhớ ngày mẹ bước lên xe hoa, người ôm tôi và nói:

"Mẹ làm tất cả là vì con!"

Thế nên, tôi không được phản đối?

Chúng tôi đến Mỹ sau đó vài ngày, nhanh và vội hơn tôi nghĩ rất nhiều. Có lẽ mẹ đã chuẩn bị từ lâu lắm. Tôi vẫn nhớ hôm đó, cô bạn thân mà bây giờ chả còn thân nữa, đã ôm tôi và khóc đến kiệt quệ...

Xin lỗi, xin lỗi cậu!

Ở Mỹ, mẹ không còn là một nha sĩ nữa. Chúng tôi sống tại một căn nhà nhỏ hơn nơi cũ rất nhiều tại quận Cam- nơi được nói là có nhiều việt kiều nhất. Tôi cũng chả rõ nơi này có gì hay, ngoài sự phân biệt giàu nghèo và giá cả thì đắt đỏ.

Tôi khá khép kín. Quỹ đạo rằng tôi chỉ đi học, về nhà làm việc nhà và làm bài tập. Tôi không có bạn, lũ bạn Việt Nam chê tôi không Tây và lũ Tây thì rất khó để mà cất lời.

Bạn bè cũ của tôi, họ là những kẻ đáng thương bị truyền thông nhồi lấp, họ cho rằng chỉ cần tôi học chăm chỉ thì sẽ dễ dàng tìm được vài ba tấm học bổng, rồi sẽ rạng rỡ kì tích ra sao...

"Hông phải học sinh Việt Nam mình chăm lắm hả?"

"Cố lên, học cho bọn Mỹ biết mình là ai, dân mình gì chứ cái chăm chỉ cần cù là nhất"

Các cậu, mọi người ngu ngốc quá rồi!

Sau đó, những chuỗi ngày tồi tệ tiếp diễn, như có kẻ lấy đá quăng lên mặt sông, tôi bị bắt nạt. Tôi lùn tịt, niềng răng và mang kính cận. Chà, bạn hiểu rồi đó, một kiểu mẫu hoàn hảo làm sao cho một con nhỏ dễ bị bắt nạt.

Tuy vậy, tôi vẫn sống!

Bị bắt nạt, bị kì thị, bị cười nhạo và xem thường. Cảm giác như bạn đang ở trên một con đường đẹp đẽ nên thơ rồi bất ngờ rơi tõm vào cái hố khổng lồ không lối thoát.

Tuyệt vọng, bi quan, chán nản..

Tôi cứ như vậy, chả muốn về nhà mà cũng chả ham đi học. Vì khi tôi đi học, tôi càng cảm thấy cô lập và đơn độc; vì khi về nhà, mẹ sẽ đưa ra hằng sa số lý do rằng người đã hy sinh cho tôi như thế nào để tôi đến được tới đây...

Tới đây? để chết hả mẹ? Tôi đã rất muốn nói như vậy.

Rồi cái ngày đó tới, dượng đánh mẹ, gã đàn ông đó bắt mẹ giao ra toàn bộ số tiền làm công của bà. Bà làm một công nhân- nói cho sang một chút, bà chỉ là đi làm nail mà thôi. Theo tôi, có lẽ đó là một nghề 'truyền thống' của dân Việt đất Mỹ chăng? 

Rồi bà ly hôn, trong phút giây mạnh mẽ cuối cùng của đời bà, khi mà bà khóc và cô con gái của bà đã gần như điên loạn. Áp lực , tôi bị bệnh tâm lý và phải điều trị trong một quãng thời gian dài. Tôi còn nhớ bà đã khóc nhiều như thế nào, và vào mỗi đêm, chúng tôi lại ôm nhau ngủ trên giường nhỏ cũ nát.

"Mẹ, về Việt Nam đi.... " 

Tôi đã nói như vậy, khi bản thân có ý định tự tử.

Tôi mệt rồi!

Chúng tôi mất mười lăm năm để có thể quay về. Mẹ trở lại làm một nha sĩ trên con đường trầy trật kiếm một tấm bằng -tạm- được- công- nhận trên đất Mỹ, còn tôi thì điên cuồng học tập, điên cuồng làm thêm, điên cuồng cầu nguyện...

Lần trở về, là một ngày mưa tháng sáu sau gần mười lăm năm...

Hai mươi tám tuổi, tôi đã có mười ba năm làm công chúa và mười lăm năm trở thành kẻ hầu. Trở về trong cô độc và không ai nhận ra, tôi và mẹ loay hoay cho những kế hoạch của mình. Chúng tôi ở một nơi mới, sống cuộc sống mới, an nhàn và đẹp đẽ hơn.

 "Chào em, mình làm quen nhé?"  

"Anh là ai?"

"Tên anh là Minh NHật, còn em?"

Bạn thương mến!

Trên đời này, luôn có những câu chuyện như vậy, khi mà bạn cố tin rằng hạnh phúc ở đâu xa xôi lắm và những chuỗi ngày đẹp chỉ có ở những nơi xa hoa và hiện đại hơn. Con người, tin vào những vật chất mình đã và đang có là chưa bao giờ đầy đủ, để rồi, 'khi chết đói rồi sẽ không còn đói nữa", "Khi đơn độc rồi sẽ không thấy bạn bè mình phiền hà nữa". Hãy đem những viển vông ấy vào hồi ức và tin, tin rằng cái bạn đang tìm, mãi mãi ở quanh đây!

Tôi Gọi Anh Là Hồi Ức.Where stories live. Discover now