Đoạn này tới thứ ra đời[1],
Vân Tiên thuở ấy ở nơi chùa chiền.
Nửa đêm nằm thấy ông tiên,
Đem cho chén thuốc mắt liền sáng ra.
Kể từ nhuốm bịnh đường xa,
1670
Tháng ngày thấm thoát kể đà sáu năm.
Tuổi cha rày đã năm lăm,
Chạnh lòng nhớ tới đầm đầm lụy sa.
Vân Tiên tính trở lại nhà,
Hớn Minh đưa khỏi năm ba dặm đường.
1675
Tiên rằng: "Ta lại hồi hương,
Ơn nhau sau gặp khoa trường sẽ hay".
Minh rằng: "Tôi vốn chẳng may,
Ngày xưa mắc phải án đày trốn đi.
Dám đâu bày mặt ra thi,
1680
Đã đành hai chữ quy y[2] chùa này".
Tiên rằng: "Phước gặp khoa này,
Sao sao cũng tính sum vầy cùng nhau.
Mấy năm hẩm hút tương rau[3],
Khó nghèo nỡ phụ sang giàu đâu quên.
1685
Lúc hư còn có lúc nên,
Khuyên người giữ dạ cho bền thảo ngay".
Hớn Minh trở lại am mây,
Vân Tiên về một tháng chầy tới nơi.
Lục ông nước mắt tuôn rơi,
1690
Ai dè con sống trên đời thấy cha.
Xóm giềng cô bác gần xa,
Đều mừng chạy tới chật nhà hỏi thăm.
Ông rằng: "Kể đã mấy năm,
Con mang tật bịnh ăn nằm nơi nao?"
1695
Thưa rằng: "Hoạn nạn xiết bao,
Mẹ tôi phần mộ nơi nào viếng an?"
Đặt bày lễ vật nghiêm trang,
Đọc bài văn tế trước bàn minh sinh[4]:
"Suối vàng hồn mẹ có linh,
1700
Chứng cho con trẻ lòng thành ngày nay.
Tưởng bề nguồn nước cội cây[5],
Công cao ngàn trượng ngãi dày chín trăng[6].
Suy trang nằm giá khóc măng[7],
Hai mươi bốn thảo[8] chẳng bằng người xưa".
1705
Vân Tiên nước mắt như mưa,
Tế rồi hỏi việc khi xưa ở nhà.
Ông rằng: "Có nàng Nguyệt Nga,
Bạc tiền đem giúp cửa nhà mới xuê.
Nhờ nàng nên mới ra bề[9],
1710
BẠN ĐANG ĐỌC
Lục Vân Tiên
PuisiLục Vân Tiên là một tác phẩm truyện thơ nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu, được sáng tác vào cuối thế kỷ 19 và được Trương Vĩnh Ký cho xuất bản lần đầu tiên vào năm 1889. Đây là một trong những sáng tác có vị trí cao của văn học miền Nam Việt Nam...