Chú thích (1265 - 1664)

146 4 0
                                    

Chăn dân: trị dân, cho dân yên ổn làm ăn

Nhẫn nay: đến nay, tới bây giờ

Tơ điều: tơ đỏ xe duyên

Hán giang chưa gặp Ô kiều lại rơi: Nguyệt Nga chưa nên nghĩa vợ chồng với Vân Tiên, cũng như Chức nữ, Ngưu lang chưa kịp gặp nhau trên sông Ngân mà nhịp cầu Ô đã rơi mất, không bao giờ gặp lại được nữa

Phù du: con vờ

Công phu lỡ làng: bỏ sức ra làm dang dở

Đồng tịch đồng sàng: cùng giường cùng chiếu

Vùa hương bát nước: bát hương và chén nước thờ

Sông Ngân đưa bạn cầu Lam rước người: Vừa đưa chồng về lại bên kia sông Ngân, thì đã lại đến Cầu Lam rước người tình khác. Ý nói mất chồng này tìm chồng khác

Mai chước: người làm mối

Ô Qua: tên ngầm chỉ giặc Qua Oa ở bể vào cướp phá miền Châu Đốc, Hà Tiên

Chiêu Quân xưa cũng cống Hồ/Bởi người Diên Thọ họa đồ gây nên: Chiêu Quân thời Hán Nguyên Đế bị tuyển làm cung nữ. Nàng không chịu đút lót cho Mao Diên Thọ nên bị y vẽ xấu đi, vua không vời đến. Về sau bị chọn tiến vua Hung Nô

Hạnh Ngươn: nhân vật truyện Nhị độ mai

Sao sao: dù thế nào đi nữa

Thân danh: thân mình và danh dự

Sợ khi bảo dưỡng mưu toan lẽ gì?: E rằng người che chở và nuôi nấng mình có mưu toan gì?

Dần lân: lân la dần dần

Chánh tiết: trinh tiết, ngay thẳng

Ba xuân: ba tháng xuân, tuổi xuân

Bâu: cổ áo

Chẳng phen thói nước Trịnh đâu/Hẹn người tới giữa vườn dâu tự tình: Chẳng phen: chẳng bắt chước. Thói nước Trịnh: thói tà dâm như trai gái nước Trịnh trèo tường đón ngõ rủ rê nhau ra nơi đồng nội để thỏa lòng dục

Hồ Dương xưa mới góa chồng/Còn mơ nhan sắc Tống công cũng vừa: Công chúa Hồ Dương chồng chết, phải lòng Tống Hoằng

Hạ Cơ: con gái Trịnh Mục Công, xinh đẹp, lẳng lơ, có chồng mà vẫn một lúc ngoại tình với nhiều người

Lữ Hậu: vợ Hán Cao Tổ. Cao Tổ mất, Lữ Hậu tư thông với Dị Ki (Thẩm Tự Cơ) cho Tự Cơ làm tả thừa tướng để tiện bề chung chạ

Đường xưa Võ Hậu thiệt gì/Di Tôn khi trẻ Tam Tư lúc già: Võ Hậu thông tình với hai anh em Trương Xương Tông và Trương Dịch Chi (tức Di Tôn, Tam Tư)

Chính chuyên: một bề tiết hạnh. Trắc nết: mất hết

Học đời Như Ý vẽ chàng Văn Quân: Nàng Như Ý sau khi cứu Văn Quân thoát nạn, đem lòng yêu chàng, vẽ hình chàng. Sau hai người lấy nhau (tuồng cổ)

Chấp nhứt: câu nệ về một lẽ

Hễ là lịch sự có kinh có quyền: Hễ là người trải đời thì phải biết cả chấp kinh (tuân thủ nguyên tắc) lẫn tòng quyền (vượt ngoài nguyên tắc)

Vầy: sum họp

Tua: nên phải

Gối sách: gối gấp nhiều lớp, có thể chồng lên nhau mà ngồi dựa.

Bát bửu: tám vật quý là gươm, giáo, búa... bằng đồng hay bạc để bày cho thêm sang trọng

Giày sành đạp sỏi: Giầy xéo lên sành, đạp lên sỏi

Khá tua: phải nên

Quan san mấy dặm đi vào tới nơi: Nguyệt Nga đã trôi dạt tới chốn cửa ải và núi non, xa xôi cách trở

Lục Vân TiênNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ