Thứ đầu: lớp đầu, phần đầu
Bình thủy tương phùng: bèo nước gặp nhau, tình cờ mà gặp
Bằng hữu chi giao: tình bạn bè
Thanh khâm: áo cổ xanh là áo của học trò thời xưa thường bận. Nợ thanh khâm, cũng như nói nợ bút nghiên
Hai bảy: mười bốn
Hồ Việt nhứt gia: người Hồ (phía Bắc) người Việt (phía Nam) chung một nhà
Dồi: trau dồi son phấn
Duyên cầm sắt: duyên vợ chồng hòa thuận êm ấm (như tiếng đàn sắt, đàn cầm hòa nhau)
Kẻ Tấn người Tần: Kẻ ở nước Tấn (phía Đông) người ở nước Tần (phía Tây), chỉ sự xa cách mỗi người một ngả
Tức giai ngẫu (một đôi tốt đẹp), chỉ vợ chồng tốt đôi
Dâu nam giản: người con dâu trung hậu, đảm đang, lấy ý từ Kinh Thi: "Hái rau tần từ bờ suối phía Nam", là thơ khen người vợ trẻ đảm đang lo việc nội trợ. Trai đông sàng: chỉ chàng rể tốt
Ngãi tế: con rể
Đại khoa: là thi đỗ. Tiểu khoa: là cưới vợ
Tót đời: hơn đời, hơn hết mọi người
Trước: là trúc. Đây ý nói hai người kết bạn thân với nhau là rất tốt, như trúc, mai
Bình thủy hữu duyên: bèo nước có duyên
Giao kề: sánh ngồi gần kề bên nhau
Kì: chỉ người tài giỏi khác thường
Bạch Hàm, Như Hoành: hai nhân vật nổi tiếng thơ văn, tài hoa trong truyện Bình Sơn Lãnh Yến
Lương đống: rường cột, chỉ người có tài đức lớn giúp nổi việc nước
Én hộc: ý nói chim én không sánh được với chim hộc (Trực nói nhún)
Thượng trình: lên đường
Tiểu nhi: con trẻ, tiếng cha mẹ gọi con. Lê đình: sân có trồng lê
Tống tình: tiễn nhau trong tình cảm
Liễm dung: nghiêm chỉnh dáng điệu để tỏ ý tôn trọng
Phó công: đi thi lập công danh
Thương gió nhớ mưa: Nôn nao không yên, như mưa, như gió luôn xao động
Linh phụng gặp nơi ngô đồng: Chim phượng thiêng đậu đúng cây ngô đồng, ví người hiền tài được ở vị trí xứng đáng
Cung quế xuyên dương: ví việc thi đỗ, công thành danh đạt
Tào khương: tấm cám, vợ chồng lấy nhau từ lúc còn nghèo hèn
Tham đó bỏ đăng: Nói lòng dạ đổi thay, tham mới bỏ cũ. Đó và đăng là hai dụng cụ đan bằng tre để bắt cá
May duyên rủi nợ dễ phô: May thì gặp duyên, rủi thì gặp nợ, lẽ đó bày ra rành rành
Chớ nghi Ngô Khởi hãy lo Mãi Thần: Để được làm quan to, Ngô Khởi đã giết vợ. Chu Mãi Thần vì nghèo nên vợ bỏ đi lấy chồng khác. Sau Mãi Thần làm đến chức thái thú
BẠN ĐANG ĐỌC
Lục Vân Tiên
PoesíaLục Vân Tiên là một tác phẩm truyện thơ nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu, được sáng tác vào cuối thế kỷ 19 và được Trương Vĩnh Ký cho xuất bản lần đầu tiên vào năm 1889. Đây là một trong những sáng tác có vị trí cao của văn học miền Nam Việt Nam...