5. Nên tiết lộ bao nhiêu thông tin với người mới quen?

158 10 0
                                    


Tỏ ra lạnh lùng, dè chừng hay quá cởi mở khi trò chuyện với người mới quen có lẽ đều không phải là cách để gây ấn tượng tốt.

Tỏ ra lạnh lùng, dè chừng hay quá cởi mở khi trò chuyện với người mới quen có lẽ đều không phải là cách để gây ấn tượng tốt. Muốn trở nên hấp dẫn và bí ẩn hơn trong mắt đối phương, chỉ nên tiết lộ một lượng thông tin vừa đủ bạn đầu - vừa khiến đối phương cảm thấy đủ gần gũi nhưng vẫn vương vấn đâu đó chút bí ẩn, khiến họ phải tò mò về bạn.

Vậy bao nhiêu là đủ? Đây quả là một câu hỏi khó!

Nếu bạn đang cảm thấy các mối quan hệ mới của mình thường có khuynh hướng "chết yểu" thì rất có khả năng bạn đang hơi quá cẩn trọng. Một chút thông tin về bản thân ban đầu có thể tạo cho đối phương sự tò mò và sức hấp dẫn nhất định. Và đôi khi, sự kín đáo của bạn sẽ bị hiểu như là sự lạnh lùng, thiếu quan tâm, hay thậm chí bị coi là bạn đang cố giấu diếm một điều gì đó về bản thân - cho dù có thể thực tế chỉ đơn giản là bạn không có gì nhiều để thể hiện.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, những người cởi mở thường tạo được thiện cảm hơn những người khép kín. Tiết lộ thông tin cá nhân với người mới quen cho họ cảm giác bạn tin tưởng họ, đánh giá cao họ, và muốn mối quan hệ này gần gũi hơn. Như chúng ta đã biết, trong một mối quan hệ, sự hứng thú phải đến từ hai phía. Bằng cách thể hiện cho ai đó thấy rằng bạn đang quan tâm đến họ thì nhiều khả năng họ cũng sẽ quan tâm đến bạn.

Trong các mối quan hệ mới, chúng ta luôn có tâm lý muốn biết đối phương là ai, chúng ta khó có thể nảy sinh tình cảm với một người lạ: không thể có sự gần gũi nếu không thấu hiểu. Nếu bạn không tháo lớp mặt nạ bảo vệ xuống, dần dần đối phương sẽ cảm thấy chán nản và muốn từ bỏ mối quan hệ này.

Vậy nên việc tự tiết lộ về bản thân là một điều cực kỳ cần thiết cho việc xây dựng mối quan hệ gần gũi với người khác. Vấn đề là nên tiết lộ bao nhiêu? Bởi vì quá cởi mở cũng là một điểm khiến bạn trở nên thiếu hấp dẫn.

Làm thế nào để có thể tránh rơi vào cái bẫy "overshare"? Một vài nguyên tắc cơ bản sau đây sẽ rất hữu ích để giúp bạn gây ấn tượng tốt với người mới quen.

Cân bằng thông tin

Đây là nguyên tắc đầu tiên cần ghi nhớ về việc tiết lộ thông tin cá nhân. Bạn nên tiết lộ những thông tin tương tự như thông tin mà đối phương đưa ra.

Tác giả cuốn First Impressions (Ấn tượng đầu tiên) đã áp dụng quy tắc tương tự trong trò chơi Poker: bạn sẽ không thể ngồi ở đó mà không có gì trong khi tất cả mọi người đều được trang bị đầy đủ.

Nguyên tắc thứ hai sau đây sẽ giúp bạn rõ cách để giữ lượng thông tin cân bằng với đối phương.

Trò chuyện theo từng giai đoạn

Trong cuốn Conversationally Speaking, chuyên gia truyền thông Alan Garner mô tả 4 giai đoạn để một cuộc trò chuyện có tiến triển tốt, trở nên quan trọng và có ý nghĩa hơn, bao gồm:

GĐ1 - Sáo rỗng: "lời chào hỏi" - đây là những nghi thức cơ bản để khởi đầu các cuộc trò chuyện. Bạn có thể bắt đầu với những câu đơn giản như: "Xin chào! cậu khỏe chứ?" hay "Rất vui khi được gặp em!"

Hướng dẫn giao tiếpNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ