7. Làm Thế Nào Để Tránh Tỏ Ra Vị Kỷ

102 7 0
                                    

Trong thời đại mà những công cụ xã hội phụ trợ cũ mà nhiều người dựa vào đã dần biến mất, con người ta trở nên khao khát sự chú ý.

Tháng trước tôi có hẹn ăn trưa cùng một người bạn mà lâu lắm rồi chưa gặp. Vì trước đó đã từng đọc và viết về việc làm thế nào để trở thành một người nói chuyện ấn tượng và lôi cuốn, tôi tuân theo lời khuyên truyền thống về việc hãy lắng nghe nhiều hơn là nói và hãy hỏi người đối diện những câu hỏi liên quan đến bản thân họ. Điều này là nhằm mục đích làm vui lòng người nói chuyện cùng bạn. Tôi nghĩ rằng đây là một chiến lược hiệu quả bởi vì bạn tôi đã nói về mình cả tiếng đồng hồ và chẳng buồn hỏi tôi lấy một lời.

Khi chúng ta nói về những điều nên và không nên trong việc xây dựng một cuộc nói chuyện thú vị trước đây, chắc hẳn có ai đó đã thắc mắc rằng, "Nhưng nếu như cả hai người cứ thi nhau mà đặt câu hỏi thì sao?" Vâng, đó quả thật là một vấn đề cần suy nghĩ, nhưng tôi vẫn chưa từng thấy việc này xảy ra. Thay vì thế, hầu hết mọi người đều có vẻ gặp khó trong việc đưa ra câu hỏi và nhường sân khấu cho người khác.

Trong thời đại mà những công cụ xã hội phụ trợ cũ mà nhiều người dựa vào đã dần biến mất, con người ta trở nên khao khát sự chú ý. Họ mang khát vọng này vào trong những cuộc đối thoại, và xem đó như là một trận đấu mà người thắng là người có khả năng thu hút sự chú ý về mình nhiều nhất có thể. Và điều này khiến cho kỹ năng giao tiếp trở thành một thứ nghệ thuật bị đánh mất.

Cuộc Đối Thoại Vị Kỷ

Trong cuốn sách (tạm dịch: Truy cầu sự chú ý), nhà xã hội học Charles Derber đã chia sẻ một kết quả nghiên cứu đáng kinh ngạc về sự tương tác trực diện được thực hiện dựa trên việc theo dõi 1.500 cuộc nói chuyện và ghi lại cách mọi người trao đổi và giành lấy sự chú ý như thế nào. Tiến sĩ Derber đã phát hiện ra rằng bất kể ý định tốt đẹp, và thường là hoàn toàn vô thức, hầu hết mọi người đều phải khổ sở với thứ mà ông gọi là "cuộc đối thoại vị kỷ."

Người vị kỷ khi nói chuyện luôn tìm cách hướng sự chú ý của người khác về phía họ. Phản ứng đầu tiên của bạn trước lời nhận xét này thường sẽ là, "Ô, tôi không hề làm vậy, nhưng tôi biết có người như thế!" Nhưng bạn đừng kết luận vội. Những cuộc đối thoại vị kỷ thường không thể hiện việc đòi hỏi sự chú ý một cách lộ liễu; hầu hết mọi người đều dành ít nhất một vài sự tôn trọng và tuân thủ những chuẩn mực và qui tắc xã hội. Thay vì thế, nó được thể hiện dưới những hình thức tinh vi hơn nhiều, và tất cả chúng ta đều vấp phải lỗi này lúc này hay lúc khác. Mọi người đều ít nhiều cảm thấy khó chịu khi mà chúng ta không thể chờ người khác dừng lại câu chuyện của họ để ta có thể chen vào; chúng ta thường giả vờ như đang thật sự lắng nghe chăm chú, nhưng thực ra ta chỉ tập trung vào những điều mà ta sẽ nói đến một khi có cơ hội.

Vì vậy ngày hôm nay chúng ta sẽ bàn tới các cách thức mà một cuộc đối thoại vị kỷ có thể len lỏi vào trong sự tương tác của ta với người khác. Dù cho việc những cuộc đối thoại có thể được phân tích kỹ lưỡng đến vậy nghe ra có vẻ hơi kỳ lạ một chút, nhưng nghiên cứu của Tiến sĩ Derber sẽ cho thấy những cái nhìn sâu sắc giúp bạn thấy được một cuộc đối thoại được mở ra như thế nào và vì sao mà bạn lại dễ dàng rơi vào cái bẫy của cuộc đối thoại vị kỷ đến vậy. Và tất cả những điều này đều đã ứng nghiệm đối với tôi.

Hướng dẫn giao tiếpNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ