10. NGÔN NGỮ LỪA DỐI P.2

40 6 0
                                    


8 điệu bộ nói dối thường gặp nhất:

1. Che miệng

Ở điệu bộ này, não điều khiển bàn tay che miệng lại một cách vô thức nhằm ngăn chặn những lời nói dối đang được thốt ra. Đôi khi người ta che miệng chỉ bằng vài ngón tay thay vì cả một bàn tay khép chặt, nhưng ý nghĩa của chúng đều giống nhau.

Nếu một người che miệng khi đang nói, rất có thể là họ đang nói dối. Còn nếu họ dùng điệu bộ này lúc bạn đang nói thì có khả năng, họ cảm thấy bạn đang che giấu điều gì đó. Một trong những tình huống gây bối rối tại hội nghị mà người diễn thuyết có thể gặp phải là lúc nhìn thấy các thính giả che miệng trong khi ông ta phát biểu. Lúc này, người thuyết trình nên ngừng lại để hỏi: "Có quí vị nào thắc mắc gì không ?" hoặc "Tôi thấy một số người không đồng ý. Xin hãy nêu câu hỏi" Cách cho phép khán giả đưa ra những ý kiến phản hồi sẽ tạo cơ hội cho người thuyết trình nói rõ quan điểm và giải đáp thắc mắc. Trường hợp thính giả ngồi khoanh tay thì diễn giả cũng nên hỏi tương tự.Một số người cố ngụy trang điệu bộ che miệng bằng cách giả vờ ho. Những diễn viên thủ vai kẻ cướp hoặc tội phạm thường dùng điệu bộ này trong các cảnh bàn tính kế hoạch hành động cùng đồng bọn hoặc khi bị cảnh sát tra khảo, cố ý để khán giả thấy rằng họ đang giấu diếm điều gì đó hoặc không thành thật.
Ngoài ra, điệu bộ che miệng cũng có thể xuất hiện dưới hình thức tưởng như vô nghĩa là điệu bộ "suỵt", khi ấy một ngón tay được đặt thẳng đứng che ngang môi. Đây là điệu bộ rất có thể đã được cha, mẹ một đứa trẻ sử dụng khi nó còn nhỏ. Lớn lên, đứa trẻ ấy sử dụng điệu bộ này nhằm tự nhủ bản thân đừng tiết lộ những cảm nhận của mình. Vấn đề là điệu bộ "suỵt" đã báo cho bạn biết rằng có điều gì đó đang được giữ lại.

Điệu bộ sờ mũi đôi khi chỉ là động tác xoa nhanh bên dưới mũi vài lần hoặc chỉ một lần và nhanh đến mức gần như không thể nhìn thấy. Phụ nữ thường vuốt mũi nhanh hơn đàn ông, có thể là để tránh làm trôi mất lớp phấn trang điểm.

2. Sờ mũi :
Điều quan trọng cần nhớ là động tác sờ mũi phải được hiểu theo cụm và ngữ cảnh, bởi những người bị dị ứng mũi với phấn hoa hay bị cảm lạnh cũng làm điệu bộ này.

Tuy chỗ sưng lên không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng có vẻ như đây là nguyên nhân gây ra điệu bộ sờ mũi. Triệu chứng này cũng xảy ra khi ai đó đau khổ, lo lắng hoặc tức giận.Những nhà khoa học thuộc cơ sở Nghiên cứu, Điều trị Thính giác và Vị giác ở Chicago phát hiện rằng khi bạn nói dối, một chất hóa học có tên là Catecholamin sẽ được tiết ra, làm cho các mô bên trong mũi sưng lên. Các nhà khoa học trên đã sử dụng các máy ghi hình đặc biệt để quay lại đường máu lưu thông trong cơ thể. Kết quả cho thấy, việc cố ý nói dối còn làm tăng huyết áp. Như vậy, nghiên cứu này đã chứng minh được mũi của con người nở phồng lên khi nói dối là do máu lưu thông, đây được coi là "Hiệu ứng Pinocchio". Huyết áp tăng làm mũi bị căng phồng khiến cho các đầu dây thần kinh trong mũi ngứa ra và dẫn đến hành động xoa mũi thật mạnh để đỡ "ngứa".
Chuyên gia thần kinh học người Mỹ Alan Hirsch và chuyên gia tầm thần học Charles Wolf đã phân tích lời khai của Bill Clinton trước ban bồi thẩm về chuyện ông lăng nhăng với Monica Lewinsky. Kết quả cho thấy khi nói thật, Bill Clinton hiếm khi sờ mũi, còn khi nói dối thì ông nhíu mày trong giây lát trước lúc trả lời câu hỏi và cứ cách 4 phút lại sờ mũi một lần, cả thảy 26 lần.

Grand Jury – công tố viên hỏi: "Thưa ngài Clinton, tại sao con gà lại băng qua đường ?"Những cuộc nghiên cứu được thực hiện bằng các máy quay chiếu vào cơ thể cũng cho thấy, dương vật của một người đàn ông sẽ cương cứng lên vì máu lưu thông khi anh ta nói dối. Lẽ ra ban hội thẩm nên tụt quần ông Bill Clinton xuống thì hơn.
Bill Clinton: "Ý ông nói "Gà" là sao ? Ông làm ơn định nghĩa từ "Gà" ở đây. Và tôi đã không băng qua đường với con gà đó" .

3. Ngứa mũi

Một người bị ngứa mũi thường cố ý xoa hoặc gãi mũi cho đỡ ngứa. Hành động này không giống với hành động vuốt nhẹ của điệu bộ sờ mũi. Cũng tương tự như điệu bộ che miệng, điệu bộ sờ mũi được cả người nói sử dụng để che đậy những lời dối trá, lẫn người nghe thực hiện khi họ nghi ngờ lời người nói. Trong khi đó, ngứa mũi thường là một điệu bộ độc lập, được lặp đi lặp lại và không liên quan gì đến toàn bộ cuộc trò chuyện.

4. Giụi mắt

Như ví dụ trên "Ba con khỉ khôn ngoan", một trong ba con khỉ khôn ngoan bịt mắt khi nói: "Không nhìn điều xấu xa". Khi trẻ em không muốn thấy điều gì đó, chúng sẽ dùng một hoặc cả hai tay để che mắt lại. Còn người lớn khi tránh nhìn một điều không vừa ý, rất có thể họ sẽ giụi mắt. Não điều khiển tay giụi mắt nhằm cố ngăn việc nhìn thấy điều dối trá, đáng nghi, không hài lòng hoặc để tránh nhìn vào mặt của người đang bị lừa dối. Đàn ông thường giụi mắt rất mạnh và quay đi nếu đó là lời nói dối trắng trợn. Phụ nữ ít dùng điệu bộ này hơn. Thay vào đó, họ sẽ chạm nhẹ vào ngay bên dưới mắt bởi hai lí do: Hoặc là bản năng của phái nữ khiến họ tránh thể hiện những điệu bộ thô kệch, hoặc là họ không muốn làm phai đi lớp trang điểm. Nữ giới cũng tránh cái nhìn chằm chằm của người nghe bằng cách quay mặt đi.
"Lying throught your teeth" (Nói dối một cách trơ trẽn) là cụm từ thường được dùng để ám chỉ điệu bộ nghiến răng và mỉm cười giả tạo, kết hợp với giụi mắt. Đây là điệu bộ hay được các diễn viên điện ảnh sử dụng để diễn tả sự không thành thật và xuất hiện khá phổ biến ở những nền văn hóa "lịch sự" như văn hóa Anh. Người Anh không thích nói cho bạn biết chính xác điều họ đang nghĩ.

Hãy hình dung tình huống khi bạn nói với ai đó: "Cái này giá chỉ có 300 bảng thôi" mà người ấy giật tai của họ rồi quay sang một bên và lẩm bẩm: "Nghe có vẻ bộn tiền đấy !" Điệu bộ này là một nỗ lực nhằm "Không nghe điều không hay" bằng cách đặt tay ở đâu đó xung quanh tai, bên trên tai hay giật mạnh dái tai. Đây là phiên bản của điệu bộ đặt tay lên che cả hai tai mà trẻ con sử dụng khi không muốn nghe những lời khiển trách của cha mẹ. Các biến thể khác của điệu bộ này gồm có: xoa phía sau tai, ngoáy tai – động tác đầu ngón tay xoáy tới xoáy lui bên trong tai, kéo dái tai hoặc bẻ cong vành tai về phía trước để che lỗ tai.

5. Nắm lấy tai

Tuy nhiên, tại Ý, điệu bộ nắm lấy tai dùng để chỉ một người không ham tính nam hoặc đồng tính nam.Ngoài ra, điệu bộ nắm lấy tai cũng có thể hàm ý người nào đó đã nghe đủ hoặc đang muốn nói. Và giống như điệu bộ sờ mũi, điệu bộ này cũng hay được những người đang lo lắng sử dụng. Thái tử Charles thường nắm lấy tai lẫn sờ mũi mỗi khi ông bước vào căn phòng chật ních người hoặc đi ngang đám đông. Điệu bộ này cho biết ông ta đang lo lắng, bởi chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy ông dùng chúng khi đã yên vị trong xe hơi.

Còn tiếp phần 3.

#G_TEAM

Hướng dẫn giao tiếpNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ