Seokjin
4 tháng 6 năm 22.Nếu bạn bước vào thư viện của cha tôi, bạn sẽ dễ dàng để ý thấy một bức tranh vô cùng bắt mắt. Mọi thứ trong bức tranh diễn tả một khung cảnh trên mặt biển, một chiếc bè gỗ chông chênh nguy hiểm trên đỉnh một con sóng cao vút. Những con người bị bỏ rơi ở nơi đây không có gì để ăn, không la bàn hay không một niềm hy vọng. Họ hút máu lẫn nhau vì khát và đói, vì nỗi hận thù và sợ hãi, cơn khiếp đảm và lòng tham. Họ giết nhau và sau đó tự kết liễu bản thân mình. Khi còn nhỏ, tôi từng rất sợ bức tranh này, sợ đến mức thậm chí bản thân còn chẳng dám bước chân đến thư viện. Tôi đã từng tự hỏi mình, rằng tại sao cha lại có thể treo một bức tranh khủng khiếp như vậy. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, bức tranh dần dần được công nhận là một phần của thư viện và nó không còn là lý do khiến người ta sợ hãi hay lo lắng nữa.
Thay vào đó là một nỗi sợ khác dần được hình thành trong tôi. Là một căn phòng đằng sau cánh cửa nằm bên trong thư viện của cha. Cánh cửa và chính căn phòng không có vấn đề gì. Cánh cửa không bị khóa hay không có mật mã gì cả, đằng sau nó chỉ là một phần mở rộng của thư viện. Để nói về điều bất thường của căn phòng này thì chỉ là có rất nhiều sách, bên trong là rất nhiều giấy tờ và những cuốn sách ông ấy giữ từ thời còn học trung học.
'Căn phòng bên trong' là tên gọi mà chúng tôi nghĩ ra cho nó, đó là nơi mà ông ấy hay đến để suy nghĩ, ngoài ông ấy ra chẳng ai bước chân vào căn phòng đó cả. Tôi chỉ bước vào căn phòng bên trong đó duy nhất một lần, mặc dù khi đó tôi còn nhỏ nhưng tôi có thể ngầm hiểu rằng căn phòng đó không chỉ đơn giản là một căn phòng để lưu trữ sách. Những cuốn sách được đặt trên giá không theo bất kỳ trật tự nào, hộp và giấy tờ được xếp chồng lên nhau một cách lộn xộn, nhìn con người chỉ trong nháy mắt. Bạn sẽ không thể cảm thấy bất kỳ hơi ấm nào trong từng tập giấy tờ đó, ngay cả những bức tranh vẽ và những bức ảnh cũng không có chút cảm xúc nào. Thậm chí chỉ cần đứng trong phòng, bao quanh bởi các kệ sách đã khiến tôi cảm thấy sợ hãi, nỗi sợ khiến cơ thể tôi vỡ vụn thành từng mảnh nhỏ.
Tôi không có chút ký ức nào về việc mình có bị mắng vì bước vào trong phòng đó không (hoặc có thể là có nhưng tôi không chắc nữa). Nhưng từ lúc đó tôi đã không còn bước vào trong căn phòng đó nữa. Có vài lần tôi đã đứng tần ngần trước cánh cửa, nhưng tôi chỉ dám ngước nhìn nó một lúc rồi quay lưng đi, tôi không đủ can đảm để xoay năm cửa bước vào nơi đấy.
.
.
.
30 tháng 5 năm 22.Chỉ có đơn độc duy nhất một gợi ý "Map of the soul". Đó là cái gì, tôi phải làm gì với nó, nó là một cụm từ quá đỗi xa lạ mà tôi thậm chí không thể đoán được. Dù sao lúc đó tôi cũng cần một điểm khởi đầu để làm một cái gì đó và tôi đã hy vọng rằng "Map of the soul" có thể là thứ tôi cần. Tuy nhiên, hẳn là không phải vậy rồi. Sau những nỗ lực lòng vòng quanh điểm khởi đầu trong việc cố gắng tìm hiểu về "Map of the soul" nhưng mọi thứ cứ tuột khỏi tay tôi. Nhìn lại, mọi việc khi bắt đầu đều ở trong tình huống tương tự như vậy. "Cậu nghĩ rằng cậu có thể cứu được mọi người và sửa chữa tất cả các sai lầm của mình ư?", tôi đã gật đầu cho câu hỏi đó. Tôi không biết một chút gì về những gì tôi sẽ phải đối mặt.
Rời khỏi hiệu sách cũ với cuốn sách phủ đầy bụi trong tay, khi tôi bước lên lối cầu thang thoát ra ngoài con hẻm nhỏ, hoa anh đào đang rơi. Một khoảnh khắc và tôi chợt quay lại, cái cảm giác rằng mình đã từngđến đây trước đó trào dâng mãnh liệt trong tôi. Cũng là một cửa hàng sách với lối vào nằm dưới lòng đất rất tối, thậm chí còn không thể nhìn rõ biển hiệu. Liệu tôi có nhầm lẫn với một hiệu sách nào đó khác không? Để tìm gợi ý về "Map of the soul", tôi đã đi tìm đến rất nhiều các hiệu sách và thư viện cũ thông qua những thông tin ít ỏi trên internet. Có thể tôi đã từng ghé qua nơi này rồi, hoặc cũng có thể chỉ là một hiệu sách tương tự với nơi đây.
Tôi đi đến bên chiếc xe ở góc hẻm. Tôi khởi động xe và đặt tay lên vô lăng, nhưng thực sự tôi không biết phải đi về đâu nữa.
.
.
.
9 tháng 8 năm 21Tôi vừa đi vừa chụp ảnh khi bước dần xuống biển. Thị trấn ven biển thay đổi theo từng bước chân nhưng biển vẫn luôn như vậy, giống nhau như một thể giống nhất cho dù bạn đang ở nơi đâu. Tôi xuống xe và bước tới bờ biển. Ngồi trên bãi cát, tôi nhìn chăm chú vào từng bức ảnh mình chụp bằng kính ngắm. Vị trí của bức ảnh, thời gian chụp,... đều khác nhau nhưng tất cả các bức ảnh đều giống nhau. Bầu trời và mặt biển gặp nhau ở trung tâm của bức ảnh. Một năm đã trôi qua kể từ ngày tôi đến LA sau khi rời Songjoo, như thể tôi đang chạy trốn khỏi nơi đó vậy. Ngôi nhà nuôi dưỡng thời thơ ấu của tôi thật xa lạ và thật khiến tôi không thoải mái. Giấu cảm xúc của bản thân, tìm nơi tôi thuộc về và cười ngượng nghịu là những lời khuyên tôi nhận được từ cha tôi về cách thức để trở thành một người tốt. Điều đó hầu hết rất hữu ích cho mọi tình huống và đây cũng tương tự vậy. Sau khi đến đây, tôi đã ngừng chụp ảnh mọi người. Tôi chỉ đơn giản là không còn muốn nữa. Thay vào đó tôi chụp lại cảnh biển. Có lẽ bản thân tôi muốn chụp lại một cái gì đó không hề thay đổi theo thời gian. Nhìn lại nó là điều thật buồn cười. Bạn bè tôi không thay đổi, điều đó không có nghĩa là tôi đã thay đổi. Tôi luôn là kiểu người như vậy, tôi đã che giấu nó và tôi đã bị bắt gặp. Tôi không mang bất cứ dù chỉ là một bức ảnh từ những ngày còn học trung học. "Tôi" của thơi điểm đó khác với tôi của thực sự. Tôi không phải cố che giấu cảm xúc của mình và cũng không cần phải chứng minh vị trí của mình. Nụ cười ngượng nghịu vẫn vậy, vẫn không thay đổi nhưng có một điều khác biệt - tôi đang mỉm cười với nụ cười từ tận đáy lòng.
Tôi giơ máy ảnh lên và chụp lại cảnh biển. Thời tiết nhiều mây khiến cho màu biển và màu trời trở nên tương tự nhau. Đường chân trời nơi biển và trời gặp nhau cũng trở nên không rõ ràng. Từ tất cả các bức ảnh về biển, không có bức ảnh nào giống hệt nhau. Thời tiết thì khác, ánh sáng cũng khác, và gió khác biệt. Tầm nhìn của tôi mỗi lúc là khác nhau và trái tim tôi mỗi lúc cũng khác. Điều đó cũng xảy ra tương tự đối với bức ảnh trong ngày hôm nay. Và điều tương tự như vậy cũng xảy ra đối với những bức ảnh được chụp trong thời trung học. Bức ảnh, trong đó là trái tim của họ được bắt trọn và lưu giữ lại dưới ánh nhìn của người chụp ảnh. Đó là lý do tôi không mang theo bất cứ bức ảnh về thời điểm đó. Tôi sợ hãi, sợ khi phải đối diện với "tôi" của những ngày đó, sợ rằng bản thân sẽ nhớ "tôi" của ngày xưa. Mọi người đang ra sao rồi? Họ có nghĩ gì về tôi không? Tôi lo lắng trước những câu hỏi đó, vậy nên điều duy nhất tôi có thể làm là cất những bức ảnh đó vào hộp và đóng nắp lại.