[ LÊ HIỂN TÔNG , VỊ VUA CÓ BA CON RỂ CŨNG LÀM VUA ]Vua Lê Hiển Tông, tên húy là Duy Diêu, là con trưởng của vua Lê Thuần Tông. Duy Diêu sinh năm Bính Thân 1716, và mất năm Bính Ngọ 1786, ở ngôi vua đúng 46 năm (từ năm 1740 – 1786), là người trị vì lâu năm nhất trong số 27 vị vua nhà Hậu Lê.
Khi vua Lê Thuần Tông (1699 – 1735) đang ở ngôi, vào năm Kỷ Dậu 1729 đã lập Duy Diêu làm Thái tử. Nhưng sau khi chúa Trịnh Cương mất cũng trong năm Kỷ Dậu 1729, Trịnh Giang lên thay cha, tự tiến phong là Nguyên Soái, thống quốc chính Úy Nam Vương. Chúa Trịnh Giang muốn lập anh em bên ngoại của mình là Lê Duy Thận lên làm vua.
Chúa Trịnh Giang vốn là người u mê nhưng lại hám quyền hành, muốn chứng tỏ mình là người tài giỏi, nên đã tự ý phá bỏ những kỷ cương do chúa Trịnh Căn và Trịnh Cương để lại. Chúa Trịnh Giang đã ép vua Lê Thuần Tông phải rời bỏ ngai vàng, và chúa Trịnh Giang còn bịa ra cái cớ để phế bỏ ngôi vị Thái tử của Duy Diêu, rồi tống giam Duy Diêu vào ngục, nhưng sau đó Duy Diêu đã được thả ra.
Vào năm Canh Thân 1740, chúa Trịnh Giang bị phế truất, triều đình lập Trịnh Doanh lên nối ngôi chúa, hiệu là Minh Đô Vương. Sau khi lên ngôi chúa, Trịnh Doanh đã ép vua Lê Ý Tông (1718 – 1758) phải nhường ngôi vua cho Duy Diêu. Duy Diêu lên làm vua hiệu là Lê Hiển Tông, đặt niên hiệu là Cảnh Hưng.
Vua Lê Hiển Tông là người tính tình thâm trầm, kín đáo. Mọi việc chính sự triều chính, nhà vua đều ủy thác hết cho chúa Trịnh Doanh. Nhà vua sống nhân hòa, biết kiềm chế trong nội tâm, vì vậy mà nhà vua được chúa Trịnh Doanh kính nể.
Bản thân chúa Trịnh Doanh cũng là người thông minh, quyết đoán, văn võ kiện toàn, nên dưới thời của chúa Trịnh Doanh, đất nước trở lại thời kỳ yên bình, nhân dân an cư lạc nghiệp.
Trải đời chúa Trịnh Doanh, Trịnh Sâm, Trịnh Cán rồi Trịnh Tông nối vị, vua Lê Hiển Tông luôn an phận thủ thường đứng vững qua sóng gió năm Bính Ngọ 1786, Nguyễn Huệ (1753 – 1792) kéo quân ra Bắc lần thứ nhất, vào tiếp kiến vua Lê Hiển Tông, vua Lê Hiển Tông đã gả con gái yêu của mình là công chúa Lê Ngọc Hân (1770 – 1799) cho Nguyễn Huệ. Ngay sau đó Nguyễn Huệ rút quân về Nam, tình hình Bắc Hà lại trở nên rối loạn, vua Lê Hiển Tông lúc đó cũng đã già, và mất ngay trong năm 1786, hưởng thọ đúng 70 tuổi.
Vua Lê Hiển Tông được biết đến với không ít điều đặc biệt như: Vua có thời gian ở ngôi lâu nhất của nhà Hậu Lê, Vị Vua cho đúc nhiều loại tiền nhất trong thời gian tại vị và đặc biệt nhất ông là người có ba người con rể cùng làm vua đó lần lượt là vua Quang Trung, vua Cảnh Thịnh và Vua Gia Long.
1. Vua Quang Trung và Công Chúa Lê Ngọc Hân.
Công Chúa Lê Ngọc Hân: Công Chúa Ngọc Hân được sinh năm 1770. Con thứ 9 của Vua Lê Hiển Tông, tài sắc vẹn toàn. Năm 1786, Quang Trung đem quân ra đánh Thăng Long ( diệt Trịnh). Thế lực của Quang Trung lên như vũ bão. Thế của Lê Hiển Tông suy yếu. Cuộc hôn nhân chính trị “chẳng đặng đừng”, do Nguyễn Hữu Chỉnh đứng ra mai mối. Sau ba ngày, lễ cưới, của Vua Quang Trung với Công Chúa Ngọc Hân được tổ chức trọng thể, tại Thăng Long. Sau lễ cưới, Công Chúa xinh đẹp 16 tuổi rời cung cấm Nhà Lê, đến ở với Vua Quang Trung trong Phủ, bên bờ sông Nhị. Như vậy vua Quang Trung chính là người con rể làm vua đầu tiên vua Lê Hiển Tông
Lê Ngọc Hân được phong làm” Bắc Cung Hoàng Hậu” năm 1798.Bà sinh 2 người con với Vua Quang Trung, tên: Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Thị Ngọc. Bà qua đời ngày 04.12.1799, tại Huế. Năm 1801 hai con của Bà bị Nguyễn Ánh bắt, xử tử tại Huế. Sau, một môn đệ cũ của Tây Sơn âm thầm đưa hài cốt ba mẹ con Bà về an táng tại quê ngoại, làng Phú Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Bị phát giác, vua Thiệu Trị ra lệnh phá huỷ đền thờ, đào hài cốt ba mẹ con Ngọc Hân đổ xuống sông.
2. Công Chúa Lê Ngọc Bình và vua Cảnh Thịnh.
Công chúa Lê Ngọc Bình sinh năm 1783 là con út của vua Lê Hiển Tông (1717-1786) và Chiêu nghi Nguyễn Thị Điều và cũng là em gái công chúa Ngọc Hân. Dân gian còn lưu truyền Ngọc Bình nổi tiếng đẹp sắc nước hương trời, cơ thể có mùi hương rất lạ, vô cùng cuốn hút.
Sau khi đem quân ra bắc diệt họ Trịnh rồi vào Thăng Long yết kiến vua Lê để dâng sổ sách quân dân tỏ ý tôn phò. Nguyễn Huệ được vua phong làm Nguyên súy dực chính phù vận, Uy quốc công rồi cho sánh duyên cùng công chúa Ngọc Hân, lúc này vừa tròn 16 tuổi.
Hai năm sau, tại Huế, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu Quang Trung, phong Ngọc Hân làm Hữu cung hoàng hậu. Họ có với nhau 2 con là công chúa Nguyễn Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức. Năm 1792, Nguyễn Huệ đột ngột qua đời, con trai là Quang Toản (con trai Quang Trung và hoàng hậu Bùi Thị Nhạn, người Bình Định) nối ngôi lúc mới 10 tuổi lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh.
Cảnh Thịnh lên ngôi , Bùi Văn Đắc Tuyên chuyên quyền. Đến năm 1795 Bùi Văn Đắc Tuyên bị dẹp thái hậu Lê Ngọc Hân làm mối Ngọc Bình cho Quang Toản, công chúa trở thành chính cung hoàng hậu nhà Tây Sơn khi vừa tròn 12 tuổi.
Cuộc hôn nhân giữa công chúa Ngọc Bình và hoàng đế Cảnh Thịnh đã đặt Ngọc Hân - Nguyễn Huệ; Ngọc Bình - Cảnh Thịnh vào mối quan hệ phức tạp. Ngọc Hân và Ngọc Bình vừa là chị em lại vừa là mẹ chồng nàng dâu. Vua Quang Trung với vua Cảnh Thịnh vừa là cha con vừa là anh em cọc chèo mà nhạc phụ của họ là hoàng đế Lê Hiển Tông. Như vậy vua Cảnh Thịnh là con rể làm vua thứ hai của vua Hiển Tông.
3. Công Chúa Lê Ngọc Bình và Vua Gia Long.
Tháng 5/1801, Nguyễn Ánh đánh chiếm Phú Xuân, vua Quang Toản bỏ chạy ra Bắc Hà, Ngọc Bình và một số cung nữ bị kẹt lại Phú Xuân. Thấy hoàng hậu trẻ đẹp, ăn nói dịu dàng, dáng điệu thướt tha, Nguyễn Ánh muốn lấy làm vợ. Như vậy Vua Gia Long là vị con rể thứ ba làm vua của vua Lê Hiển Tông.
Nguồn bài viết: Tôn Gia - Sĩ Tộc
BẠN ĐANG ĐỌC
Nghìn năm Cổ Đại
DiversosTài liệu về cổ đại do ta sưu tầm, đăng lên cho mọi người cùng xem.