Sủng phi của Minh Mạng

110 6 0
                                    

[ NGUYỄN TRIỀU ĐỆ NHẤT SỦNG PHI | NHẤT GIAI HIỀN PHI NGÔ THỊ CHÍNH ]

Trong số các Hoàng đế nhà Nguyễn, Minh Mạng đế nổi tiếng là người phong lưu, đào hoa bậc nhất với 44 hậu phi được ghi lại chính thức và có đến 142 người con, gồm 78 hoàng tử và 64 hoàng nữ, một con số kỷ lục trong lịch sử Việt Nam.

Trong muôn vàn giai lệ từng lướt qua đời ông, có một nữ nhân đặc biệt, được ông dành một tình cảm tha thiết tột bậc, vượt xa những người phụ nữ khác trong hậu cung – Nhất giai Hiền phi Ngô Thị Chính.

Theo Nguyễn Phúc tộc thế phả, Hiền phi húy là Chính (政), còn có húy khác là Kiều (嬌). Bà sinh năm 1792, là người huyện Đăng Xương (Quảng Trị), con gái của chưởng cơ Ngô Văn Sở, mẹ họ Nguyễn. Khi Gia Long đăng cơ, Ngô Văn Sở làm Chưởng cơ Quản đạo ở trấn Thanh Hoa ngoại, nhưng bị phạm tội rồi cách chức. Xuất thân của bà, thoạt nhìn có vẻ hiển hách, nhưng thực ra lại có chút xấu hổ vì là con của tội thần. Luận gia thế khi ấy bà đã kém nhiều so với bà Hồ Thị Hoa (tức Tá Thiên Nhân hoàng hậu, con gái khai quốc công thần Hồ Văn Bôi), cung tần Lê Thị Tường (con gái đại thần Lê Chất), tiệp dư Nguyễn Thị Viên (con gái quận công Nguyễn Văn Khiêm)… Bà cũng không phải là người sinh nhiều con nhất cho Minh Mạng, nhưng cuối cùng lại hưởng thánh quyến tối thâm, ân sủng hơn ba mươi năm không suy, nhiều năm đứng đầu hậu cung, là châu ngọc trong tay vị hoàng đế đa tình bậc nhất triều Nguyễn.

Đến tột cùng, vì cái gì mà một người phụ nữ mang xuất thân nhạy cảm như vậy có thể đến bên người đàn ông tôn quý nhất thiên hạ, cùng thiên tử Đại Nam ở cạnh nhau đi qua một đoạn nhân sinh chìm nổi, độc hưởng mọi ân vinh khiến bao người khao khát? Chúng ta hôm nay vẫn không thể biết được, chỉ có thể lật giở sứ sách, chậm rãi nhìn lại một đời đệ nhất giai phi đầu tiên của Nguyễn triều, tựa như bức tranh dần dần, dần dần hiện lên một cách rực rỡ như ánh mặt trời.

Thế phả chép, Hiền phi Ngô thị theo hầu Minh Mạng từ thời còn ở tiềm để, thời gian nhập hầu không được ghi nhưng có lẽ là vào khoảng năm Gia Long thứ 6, khi bà được 14-15 tuổi. Năm đó, Minh Mạng đã có chính thất là Hồ thị. Từ khi nhập phủ, bà liên tục sinh hạ cho ông 3 con trai và 3 con gái, là người phụ nữ sinh nhiều con nhất thời điểm ấy.

Khi Minh Mạng đăng cơ, theo lệ nhà Nguyễn, bà được tạm phong làm cung tần, dựa theo ghi chép thuộc Nội vụ phủ trong hội điển, Ngô thị là người đứng đầu hậu cung của Minh Mạng, vượt trên cả Lê thị, con gái của quyền thần Lê Chất.

Sau khi đăng cơ, bên cạnh Minh Mạng xuất hiện thêm muôn hồng nghìn tía, bọn họ liên tục sinh cho Minh Mạng hết đứa con này đến đứa con khác, còn Hiền phi chỉ sinh thêm được 3 người con. Nhưng điều bất ngờ ở đây là đến năm 43 tuổi bà vẫn có thể sinh hạ hoàng tử cho Minh Mạng, chứng tỏ Minh Mạng đối với bà đặc biệt ân ái, không vì tuổi tác mà giảm đi ân sủng. Hơn thế nữa, vị phân Minh Mạng ban cho bà luôn cách xa những người phụ nữ khác vạn dặm. Ân theo ghi chép, trước khi được phong Hiền phi thì tước vị của bà là Hiền tần, ở dưới Tam phi và Tam tu (theo quy chế hậu cung trước năm Minh Mạng thứ 17, hậu cung gồm Tam phi, Tam tu, Cửu tần, Tam chiêu, Tam sung, và Lục chức), đứng thứ 2 trong Cửu tần (dưới Quý tần) nhưng những vị trí ở trên bà luôn bỏ trống. Trừ Tu nghi Phạm thị đã qua đời, bà đứng trên tất cả những người phụ nữ khác của Minh Mạng, kể cả nguyên phối Hồ thị vốn chỉ được truy phong làm Chiêu nghi (thuộc Tam chiêu). Hơn nữa, theo thực lục, năm Minh Mạng thứ 14, nhà vua định lương bổng cho nội cung, đứng đầu là Hiền tần với 350 quan tiền và 160 phương gạo mỗi năm, kế tiếp là Tiệp dư, Mỹ nhân, Tài nhân…. Cho thấy hoàng đế đã cho bà vị trí vô cùng đặc biệt, không chỉ đứng đầu hậu cung mà còn cách xa những người khác rất nhiều khi vị trí cao nhất sau bà chỉ là Tiệp dư nhỏ nhoi, bỏ trống hoàn toàn các tước vị từ Trang tần đến Sung viên.

Nghìn năm Cổ Đại Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ