Tập 2 - Các quan điểm và đức tin của đám đông _ Chương 3

15 1 0
                                    

Chương 3: Những lãnh đạo của đám đông và phương tiện thuyết phục của họ

Chúng ta đã biết đến trạng thái tinh thần của đám đông, và chúng ta giờ đây cũng đã biết những sức mạnh nào tác động vào họ. Bây giờ chúng ta phải nghiên cứu việc các sức mạnh này cần phải được vận dụng như thế nào và do ai chúng được chuyển thành hành động mang lại lợi ích.

§1. Lãnh đạo của đám đông

Chừng nào một số nhất định những sinh vật sống tụ tập lại với nhau, tất cả sẽ như nhau, bất kể đó là một bầy thú hoặc một tập hợp những con người, chúng đều thần phục một cách tự nguyện một thủ lĩnh, có nghĩa là một lãnh đạo.

Trong đám đông con người, lãnh đạo giữ một vai trò nổi bật. Ý chí của nó là hạt nhân mà quanh đó các quan điểm hình thành nên và cân bằng lẫn nhau. Đám đông là một bầy đàn, nếu không có người chăn dắt chúng sẽ chẳng biết làm gì.

Rất nhiều khi lãnh đạo lúc đầu cũng chỉ là kẻ bị lãnh đạo, bản thân nó bị mê hoặc bởi cái ý tưởng mà sau này chính nó sẽ trở thành thánh tông đồ của cái ý tưởng đó. Nó hài lòng với cái ý tưởng đó đến nỗi dường như tất cả những ý tưởng khác đều biến mất và đối với nó bất kỳ một quan điểm trái ngược nào cũng đều bị cho là sai lầm hoặc là sự mê tín. Thật vậy, ví dụ như Robespierre, người bị những ý tưởng của chính mình mê hoặc đến nỗi, để truyền bá chúng ông ta đã dùng đến cả phương tiện của tòa dị giáo.

Phần nhiều các lãnh đạo không phải là nhà tư tưởng, mà là những con người của hành động. Họ ít có cái nhìn sắc sảo và cũng không thể khác được, bởi vì sự sắc sảo nhìn chung sẽ dẫn đến trạng thái nghi ngờ và không hành động. Đặc biệt người ta hay thấy họ trong số những người bẳn tính, những người dễ bị kích động, những người nửa điên loạn, đang ở ranh giới của sự mất trí. Cho dù cái ý tưởng được bảo vệ hoặc cái mục đích theo đuổi nhạt nhẽo như thế nào, trong sự chống lại niềm tin của họ tất cả những gì lôgic đều phải thất bại. 

Sự khinh bỉ hoặc ngược đãi chẳng mảy may tác động đến họ hoặc chỉ càng kích thích họ nhiều hơn. Quyền lợi cá nhân, quyền lợi gia đình, tất cả đều bị hy sinh. Ngay cả bản năng sống còn ở họ cũng bị dập tắt, và chỉ có tử vì đạo thường đối với họ mới là cái phần thưởng duy nhất phải phấn đấu để đạt đến. Sức mạnh niềm tin của họ đã đem lại cho những lời họ nói một sức kích động lớn. Đám đông luôn nghe theo những người có ý chí mạnh. Những cá thể tập hợp nên đám đông sẽ bị tước đi toàn bộ ý chí và quay theo một cách bản năng kẻ sở hữu ý chí.

Các dân tộc chưa bao giờ thiếu lãnh đạo, nhưng những người lãnh đạo đó không phải ai cũng có được những niềm tin mạnh mẽ để có thể trở nên thánh tông đồ. Thường đó là những thuyết gia khéo léo, chỉ theo đuổi nguyện vọng cá nhân của mình, và bằng sự lừa phỉnh họ tìm cách quyến rũ những bản năng thấp hèn. 

Ảnh hưởng mà họ tạo ra thường chỉ nằm lại ở bên ngoài. Những người có sức thuyết phục lớn, đã từng nâng tâm hồn đám đông lên, như Peter của Amiens, như Lutther, như Savonarola, như những nhà cách mạng, chỉ phấn khích sau khi bản thân họ được khích lệ bởi một niềm tin. Sau đó dĩ nhiên họ có thể tạo ra trong các tâm hồn một quyền lực đáng sợ có tên gọi là niềm tin và cái quyền lực đó nó làm cho con người ta hoàn toàn trở thành nô lệ cho ước mơ của nó.

Tâm Lý Học Đám ĐôngNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ