Bà cụ tới cùng Lâm Kỳ Trung, hiển nhiên hai người họ đã hoà giải, anh ta vẫn có sự thù địch với tôi như cũ, nhưng tôi có bà cụ bênh vực nên cũng chẳng phật lòng.
Địa hình thôn xóm không quá giống với trước kia, trước đây ngoài thôn đều là các loại cây sơn tra, bây giờ thì có rất nhiều nhà máy, đất của bà cụ bây giờ đang ở giữa hai nhà máy.
Nhà máy ở Trung Quốc thường chỉ bằng một nhà kho đã là xây dựng hoàn chỉnh, rất nhiều nhà máy bên trong chỉ có một cái máy. Hai nhà máy này, một bên là nhà máy ép nhựa, một bên làm sắt, đều gây ra tiếng động rất lớn, cho nên toàn bộ quá trình chúng tôi giao tiếp chẳng có chút hiệu quả nào.
Tôi không mang gì đến vì vốn chỉ muốn đến nghe chuyện mà thôi. Ở trên, tôi mua ba cái cần câu với dây carbon dài bốn năm mét và một cây búa, tháo đi vài đoạn trên cần câu, rồi ghép trở lại, vót nhọn đầu, cắm một lưỡi dao lên đó rồi dùng búa gõ xuống mặt đất. Còn tốt hơn hạ xẻng Lạc Dương, dùng cái này ở đây có thể dễ dàng cắm xuống tối đa ba bốn mét.
Tôi nhổ cần lên từ bảy tám lỗ, cơ bản đã hiểu được chín phần mười, lần cuối cùng tôi cố sức cắm sâu hơn, sau khi rút ra, tôi phát hiện cho dù cắm sâu xuống đến sáu mét cũng đều có thể rút ra tầng đất chứa mảnh vụn đồ sứ.
Nơi này có một lượng lớn đồ sứ chôn dưới đất hoặc nên nói là đã từng chôn dưới đất. Có nhiều đồ sứ quý giá như vậy, vị trí địa lý của Ninh Hạ trong lịch sử khá đặc biệt, nơi này có lò nung nhưng cũng không quá có thể sản xuất được men sứ đỏ hay có lẽ là đồ sứ men đỏ, cho nên có thể nói, đồ sứ Trung Nguyên xuất hiện nhiều và đơn nhất ở chỗ này hẳn là do vận chuyển.
Hiện tượng lở đất ở các vùng quanh đây tương đối phổ biến, tuy địa mạo nơi này đã thay đổi rất nhiều nhưng có thể xác định sau thời cổ, nơi này là một khu vực tương đối hiểm trở.
Phát hiện đồ sứ ở chỗ này chắc chỉ là tình cờ.
Tôi mời bọn họ về quán nhỏ trong thôn ăn cơm trưa, đã muốn quay về thị trấn đi tìm kho lưu trữ về các hệ thống văn hoá để hàn huyên một chút, xem có các loại tư liệu về truyền thuyết dân gian của địa phương hay không. Trên thực tế có một số ít những website khá tốt của huyện trên Internet, phạm vi bao quát rất rộng, có một số lượng lớn lịch sử địa phương từ huyện, quận, tỉnh, cùng với biên niên sử. Còn có một số gia phả ở địa phương mang tính tài liệu lịch sử. Từ thời cận đại cho đến thời Minh, đối với tôi là cơ sở dữ liệu rất tốt.
Lúc đó tôi ghi lại một ít, về sau chuyện quá gấp gáp nên phải đi, về sau nữa, trang web này không còn, tôi nghĩ là bởi nhập vào chẳng bằng xuất ra, người tổ chức về sau lại không có năng lực quản lý.
Trên thực tế, đối với loại nghề nghiệp của chúng tôi, nếu trang web này có thu một ít phí phục vụ thì cho dù giá cả rất cao chúng tôi cũng không quá để tâm tính toán, bởi vì những tài liệu lịch sử có tính định hướng đối với người thạo nghề mà nói chính là vô giá.
Lúc này Lâm Kỳ Trung đột nhiên hỏi tôi: “Anh đã cảm thấy hứng thú đối với chuyện này như vậy thì tại sao không đến nơi xảy ra tai nạn năm đó mà xem?”
BẠN ĐANG ĐỌC
Đạo Mộ Bút Ký - Sa Hải 4
Mystery / ThrillerSa Hải - 沙海 Quyển 4 Cổ Trấn Mê Cục - 古鎮謎局 Tác giả: Nam Phái Tam Thúc Thể loại: Bí ẩn, phiêu lưu mạo hiểm, kinh dị. Tình trạng: Drop Giới thiệu nội dung: Khoảng trống của Sa hải. Câu chuyện xảy ra vào khoảng giữa thời gian Ngô Tà trở v...