Dì Hảo

17 0 0
                                    

Dì Hảo là con nuôi của bà tôi. Bố đẻ của dì chết đã lâu. Mẹ đẻ dì là bà xã Vận, một người đàn bà bán bánh đúc xay, ngon có tiếng khắp làng Vũ Đại. Tôi biết bà là vì hồi còn bé tôi rất ưa ăn bánh đúc. Có lẽ lúc sinh tôi ra, ông trời đã định sẵn cho tôi một cái kiếp chẳng giàu sang, nên phú sẵn cho tôi cái tính thích những món ăn rẻ tiền của những người nghèo túng. Lúc có tôi thì nhà tôi chẳng còn nghèo. Thế mà tôi cứ thấy ăn cơm gạo đỏ, thổi khô khô, với rau muống luộc chấm tương ngon hơn cơm tám với thịt đông; mà cái bánh đúc xay nấu khéo còn đậm vị gấp nghìn lần cái bún tuy trắng, tuy mềm nhưng nhạt bép. Mỗi sáng, tôi cầm hai xu mẹ phát cho, theo con ở đi ra hàng. Hàng là một cái chợ nhỏ của làng tôi, họp ngay ở mặt đường, mỗi sáng chỉ họp độ một giờ là đã tan. Từ đằng xa tôi đã thấy những người đàn bà váy bạc phếch xúm xít quanh mẹt bánh đúc của bà xã Vận. Bà thái không kịp bán. Tuy vậy mới nhìn thấy tôi bà đã ngừng dao, nhặt bốn tấm bánh gói gọn ghẽ vào lá chuối, tươi cười đưa cho. Không phải bà thấy tôi ngộ nghĩnh đáng yêu. Nhưng bà không thể quên rằng bà còn nợ bà tôi mấy chục bạc. Cháu ngoại của một người chủ nợ kể cũng đáng cho người ta quý trọng. Tôi đưa hai xu, ôm bốn tấm bánh về. Bà bán đúng một trinh một tấm, mua nhiều hay ít cũng thế. Tấm bánh chẳng lấy gì làm to, so với bánh người khác có phần hơi đắt. Nhưng mà ngon hơn. Cái bột xay rất nhuyễn, vôi bỏ vừa, mịn chắc đấy, nhưng không nồng một tí nào, bẻ ra ăn với cá bống kho ráo nước cho đến cong lên, dầm vào một tí tương cua thì thật tuyệt! Về sau, ngọn gió đời đưa đẩy tôi trải qua rất nhiều cảnh huống: vất vả nhiều, nhưng cũng có lúc phong lưu, có lúc tôi có thể thừa cách mà hưởng tất cả các cao lương mĩ vị, nhưng chưa bao giờ tôi gặp một món ăn không thể làm tôi quên được cái hương vị thanh đạm mà vẫn đậm đà của bánh đúc ăn với cá bống dầm tương, nghĩ đến bây giờ mà tôi vẫn còn muốn nuốt nước bọt.

Mà cứ nghĩ đến bánh đúc là phải nghĩ đến bà xã Vận. Chồng bà chết đi để lại cho bà một trai một gái, con chị hơn thằng em ba bốn tuổi. Như thế chị có thể dắt em đi chơi để mẹ kiếm gạo. Nhưng một hôm bà xã nhận thấy rằng thằng cu đã có thể đi chơi một mình; hơn nữa nó có thể tha thẩn ngoài sân với con chó để coi nhà được. Con chị hoá ra thừa. Cũng phải cho nó đi ăn, đi ở với người ta để kiếm manh quần tấm áo. Chả gì cũng bớt miệng ăn. Phần cơm của nó, để em nó ăn thêm; như thế em nó được no thêm một ít nữa. Bà đã để ý nghe ngóng xem nhà nào có cần nuôi đứa ở bế em chăng. Chưa ai buồn hỏi đến, thì một hôm bà lại nghĩ về người chồng đã chết. Khốn nạn! Khi ông đã nằm xuống đấy thì bà chẳng còn một đồng nào. Bà chạy ngược chạy xuôi van lạy hết người nọ đến người kia, mới vay được non chục bạc. Non chục bạc thì chỉ nộp lệ làng, may cho con mỗi đứa một cái áo tang và cho bà một cái mấn, rồi biện miếng trầu, bát nước cho hàng xóm cũng đã không đủ rồi. Thành thừ bà chỉ dám mua cho ông cỗ áo quan có non ba đồng. Rõ nghĩ mà thương! Nó vừa mỏng, vừa mọt, mộng trẽo trà trẽo trẹt, giá chỉ bóp mạnh cũng răng rắc được. Của ấy được mấy nỗi mà nát? Bấm đốt ngón tay đã được sáu năm trời rồi. Cũng phải cố biện bát cơm, bát canh để thay cho ông ấy cái áo mới, chứ để thế thì tội nghiệp. Nhưng làm sao bây giờ?

Bà dẫn Hảo đến cho bà ngoại tôi. Bà ngoại tôi, ngoan đạo như những người vừa biết Chúa, thích nuôi trẻ ngoại đạo, rửa tội rồi nuôi làm con nuôi. Đó cũng là một cách để con cái đức Chúa lời ngày một thêm đông. Bà xã bằng lòng cho con gái bà đi đạo.

Truyện ngắn Nam CaoNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ