Là minh tinh lưu lượng đầu tiên của Trung Quốc, nơi nào có Lý Vũ Xuân thì có bảng đèn tiếp ứng và tiếng reo hò. Đối với một số tiền bối trong nghề mà nói, điều này đã cấu thành một sức phá hoại. Có người từng bày tỏ không muốn chung sân khấu với cô, hoặc là công khai biểu đạt sự xem thường đối với cô.
Xuất thân tuyển chọn bình dân trên một mức độ nào đó đã trở thành nguyên tội của cô. Hiệp hội Phát thanh truyền hình Trung Quốc từng chĩa mũi nhọn vào đài Hồ Nam, nói Super Girl thấp kém. Xử lí giảm nhiệt xác thực đã từng xảy ra. Cô với mấy Super Girl khác tham gia hát tốp ca ca khúc chủ đề của Thế vận hội Bắc Kinh, toàn bộ đều không có được ống kính cận cảnh. Quảng Châu mời cô và Lâm Tuấn Kiệt, Mạc Văn Úy, Tín thu âm ca khúc chủ đề của Đại hội Thể thao châu Á, lúc khai mạc hiện trường, thì lại bị quyết định không cho cô lên sân khấu. Tham gia đêm hội văn nghệ của Bộ Công an, tiết mục của cô bị biên tập cắt mất. Mỗi album của cô đều là xếp đầu danh sách tiêu thụ hằng năm, nhưng trước năm 2013, cô chưa bao giờ nhận được lời mời của Gala Xuân (CCTV).
Cục diện như vậy những năm đó là điều mà các ca sĩ tuyển chọn đều phải đối mặt, không hề nhằm vào một mình cô. Mà rơi vào trên người cô, là một tình trạng khác.
Có lẽ là cô hậu tri hậu giác, lần đầu tiên Lý Vũ Xuân cảm nhận sâu sắc về ác ý của mạng xã hội, là năm 2008. Ngày thứ hai sau trận động đất Vấn Xuyên, cô đi hiến máu, người ta chụp được, trên mạng có người phát hiện vị trí châm kim trong ảnh khác nhau, chỉ trích cô bày trò ngụy tạo.
Cơ thể của cô luôn yếu ớt, hiến máu là cô giấu mẹ mà đi. Theo trình tự, phải rút máu xét nghiệm ở một cánh tay, đạt chuẩn rồi thì đổi sang cánh tay khác tiến hành hiến máu. Cô không ngờ sự việc lại phát triển như thế, xác thực là có rất nhiều người đã tin. Cô vốn có thể giải thích công khai với truyền thông, nhưng cô quyết định tuân thủ với sự lựa chọn của nội tâm mình, không biện hộ, cũng không đi nhìn những lời chỉ trích đó.
Không nói không nhìn, nhưng không thể thôi tự mình nghĩ ngợi. "Chuyện này sẽ khiến tôi có sự hoài nghi đối với nhân tính." Cô đã rơi vào một tấm lưới, những ý nghĩ đó luôn sẽ nhô lên. Có ngày, cô bỗng nảy ra một ý nghĩ, có lẽ máu mà cô hiến ra sẽ chảy trong cơ thể của người mắng cô dữ dội nhất. Cô rất kinh ngạc khi mình lại nghĩ tới vấn đề như vậy, cảm thấy hoang đường, lại cảm thấy có một kiểu hài hước tối tăm như hiện thực ma ảo.
Sau đó là một trận cuồng hoan quét qua mạng xã hội. Bắt đầu từ năm 2009, "tin **, được sống mãi", "tin **, không lưu ban", khắp nơi tràn ra âm thanh như thế này. Về sau quay đầu nhìn lại, mọi người sẽ thừa nhận, không giống như những nhãn mác theo kiểu tự mình marketing, "**" là thành kiến rập khuôn và sỉ nhục đối với nữ giới. Có lẽ, làm tổn thương người ta không chỉ là bản thân một từ ngữ, mà là loại văn hóa lăng nhục theo đó mà xảy ra. Ảnh chụp của cô bị ps, đủ thứ ảnh chế ác ý gán ghép bừa bãi lưu truyền trên mạng, thậm chí là xuất hiện trong poster "Sinh trai sinh gái đều như nhau" ở trấn quê...
Lễ hội âm nhạc Nội Mông Cổ tháng 7.2009, cục diện đã mất kiểm soát, fans rock dưới đài hô "**", ném chai nước lên sân khấu. Có bài báo nói khi cô về đến khách sạn thì đã khóc. Cô kiên trì hát hết ba bài hát trên sân khấu, còn đá một chai nước xuống. "Phản ứng đầu tiên của tôi lúc đó còn dọa chính tôi một cái." Cô nói.
YOU ARE READING
Lý Vũ Xuân - Vết thương không còn thấy được
Fiksi Sejarah[Tạp chí Nhân Vật 12.2019] Viết bài: Tạ Mộng Dao Biên tập: Kim Táp Nhiếp ảnh: Phùng Chí Khải Tạo hình: The 1207 Studio Trang điểm: Kỳ Kỳ Dịch: Elaine Yuan (23.12.2019) * Đối chiếu với những bài báo đã dịch trước kia, có một số chỗ trong bài này...