Chương 9. ERICH FROMM THUYẾT NHÂN CÁCH XÃ HỘI

590 1 1
                                    

Chương 9. ERICH FROMM THUYẾT NHÂN CÁCH XÃ HỘI

CÁC HỌC THUYẾT TÂM LÝ NHÂN CÁCH

1. Tiểu sử

Erich Fromm sinh năm 1900 tại Frankfurt, nước Đức. Cha của ông là một thương gia và theo Erich thì ông bố có những thay đổi tâm trạng rất phức tạp. Mẹ ông thường xuyên trầm uất. Nói khác đi họ là những con người ta vẫn thường gặp thấy trong cuộc sống hàng ngày. Thời thơ ấu của ông tất nhiên là chẳng được hạnh phúc lắm.

Giống như Jung, Erich Fromm xuất thân từ một gia đình rất sùng đạo, trường hợp của ông là một nền Do Thái chính thống. Fromm sau này thính thức tự nhận mình là người vô thần rất khó giải thích (atheistic mystic).

Trong cuốn hồi ký của mình, “Đàng Sau Sợi Xích Của Ảo Ảnh (Beyond the Chains of Illusion), ông nói về hai sự kiện trong cuộc sống tuổi dậy thì của mình đã ám ảnh ông trong suốt hành trình đời người. Biến cố đầu tiên liên hệ đến một người bạn của gia đình:

Đấy là một người phụ nữ chừng 25 tuổi, rất đẹp và là một họa sĩ có gương mặt khả ái ưa nhìn, cô đã vẽ bức họa đầu tiên ông được nhìn thấy. Nghe đâu chị ta đã đính hôn nhưng sau đó lại thôi. Ông nhớ là chị ta luôn tận tình chăm sóc người cha góa vợ của mình, một ông cụ nhàm tẻ và nom rất xấu xí. Fromm tin rằng ông đã ghen với ông cụ về điều đó. Rồi một ngày nọ Fromm nghe tin ông cụ chết. Ngay sau đó cô con gái liền tự tử và để lại một nguyện vọng muốn được chôn cùng với người cha ruột của mình.

Câu chuyện ấy đã tác động lên cậu bé 12 tuổi Erich Fromm khá nặng. Cậu bé đã tự hỏi mình nhiều lần: Tại sao phụ nữ ấy muốn như thế. Sau đó ông bắt đầu tìm ra một số câu trả lời cho mình - một phần đến từ những giải thích của Freud.

Sự kiện thứ hai càng có ảnh hưởng nặng hơn:

Chiến tranh thế giới I xảy ra. Lúc ấy ông được 14 tuổi, chứng kiến được những thái độ cực đoan gay gắt nhất của chủ nghĩa phát xít quốc gia. Ông luôn nghe những khẩu hiệu: Chúng ta, những người Công giáo Đức quốc là vĩ đại. Anh quốc và đồng minh của bọn chúng là những kẻ tham lam tiền bạc. Chính sự thù hận của những ngọn lửa điên loạn chiến tranh đã làm cho ông sợ hãi.

Từ đó ông cũng thôi thúc đi tìm những vô lý trong não thức của con người. Sau cùng ông hiểu ra về điều không hợp lý – sự bất hợp lý của cộng đồng xã hội. Ông đã tìm ra câu trả lời từ những giải thích trong các tác phẩm của Karl Marx.

Ông nhận được học vị tiến sĩ tại trường Đại học Heidelberg vào năm 1922 và bắt đầu sự nghiệp của mình như một nhà tâm lý trị liệu. Ông đến Hoa Kỳ vào năm 1934 – vào thời đó rất nhiều người Do Thái rời bỏ nước Đức. Ông sinh sống tại thành phố New York và gặp gỡ nhiều nhà tư duy lớn di tản đến đây, trong đó có cả Karen Horney, người mà ông đã có những quan hệ tình cảm. Cuối đời mình, ông chuyển đến thành phố Mêxico để dạy học. Ông đã làm nhiều cuộc nghiên cứu đáng chú ý và có giá trị về sự liên hệ giữa thanh phần kinh tế và ảnh hưởng của nó lên những tuýp nhân cách khác nhau. Ông từ trần năm 1980 ở Switzerland.

CÁC HỌC THUYẾT TÂM LÝ NHÂN CÁCHWhere stories live. Discover now