Chương 5. OTTO RANK THUYẾT NHÂN CÁCH TRUYỀN THUYẾT

369 1 0
                                    

Chương 5. OTTO RANK THUYẾT NHÂN CÁCH TRUYỀN THUYẾT

CÁC HỌC THUYẾT TÂM LÝ NHÂN CÁCH

1. Dẫn nhập

Là một trong những người đam mê thần thoại học, văn chương, nghệ thuật và tôn giáo, Otto Rank đã có những đóng góp rất đặc trưng vào môn tâm lý học của nhân loại. Ông không phải là người chịu ảnh hưởng bó buộc mình vào những khám phá của Carl Jung và của Sigmund Freud. Tuy nhiên ông vẫn là một nhân vật có ảnh hưởng đến những nhà tâm lý nhân cách hiện đại sau này.

2. Người anh hùng

Một trong những tác phẩm của ông là câu chuyện thần thoại nói về sự ra đời của một anh hùng, trong đó ông đặc biệt chú ý nghiên cứu về sự ra đời đầy màu sắc huyền thoại của những bậc vĩ nhân thời xa xưa như hai vị vua của Babylon là Vua Gilgamesh và vua Sargon, vị anh hùng Kárna của Ấn giáo, vua Ba Tư Cyrus, vị anh hùng Oedipus của Hy Lạp như Hercules, Paris, và Perseus, cùng hai vị sáng lập ra đế quốc La Mã là Romulus và Remus, vị anh hùng xứ Celtic Tristan, các vị anh hùng của Đức quốc Siegfried và Lohengrin, và cả cuộc đời của Moses thủ lãnh Do Thái cổ, Đức Phật, và Chúa Jesus.

Ông đã liên tục khám phá ra một khuynh hướng tương đối nhất quán về sự ra đời của các bậc vĩ nhân này là: Có một ông vua và một hoàng hậu, hoặc một vị thần thánh, hay là những cặp vợ chồng quyền quý – một điều kiện hoàn cảnh khó xảy ra với một đứa trẻ bình thường được sinh ra. Sự ra đời của các trẻ này có một lời sấm truyền nói trước các biến cố sẽ xảy ra.

Thường là sẽ có những lần cảnh báo trước bởi thiên thần hay tiên tri về sự nguy hiểm của trẻ nhỏ để người cha biết được và kịp thời che chở. Đa phần những đứa trẻ thường có số phận bị bỏ rơi hoặc được đặt trong một cái hộp, một cái giỏ, hay một con thuyền nhỏ và thả trôi sông. Sau đó các em được vớt lên, nuôi bởi thú vật hay những người xa lạ thuộc tầng lớp nghèo hèn, hạ cấp. Rồi các trẻ này lớn lên và khám phá ra cha mẹ ruột của mình đã bạc đãi họ. Sau đó các em bé này tìm cách trả thù cha ruột và giành lại vinh quang về cho mình. Tất nhiên là có nhiều chi tiết xê dịch ở những nét chính nơi các vĩ nhân được Otto Rank so sánh.

Otto Rank đã tìm thấy từ những câu chuyện thần thoại này có một ý nghĩa tương đối đơn giản và dễ hiểu. Ông đã vận dụng những câu chuyện thần thoại trên để ứng dụng vào bối cảnh tâm lý nhân cách nơi con người. Chẳng hạn, khi còn bé, chúng ta kính sợ và tôn sùng cha mẹ của mình. Nhưng khi lớn lên, chúng ta bắt đầu có những lối đi cho riêng mình, và chúng ta phát hiện ra cha mẹ của chúng ta thật ra không giống như những hình ảnh hoàn hảo trước đó, vẫn được chúng ta rất tôn sùng và ngưỡng mộ.

Sau đây là ví dụ một câu chuyện thần thoại: Vua A và hoàng hậu B sinh ra một thái tử C. Một ngày kia thầy bói D tiên báo rằng sau này thái tử C sẽ giết vua A và cưới mẹ ruột của mình là hoàng hậu B. Hai vợ chồng Vua A và hoàng hậu B rất lo lắng. Vì thế họ đã đem thái tử C thả trôi trên dòng nước sông trong một cái giỏ tre. Sau đó thái tử C được đám người hạ đẳng nghèo khó E sống ở ven sông vớt lên đem về nuôi. Thái tử C sau đó lớn lên, đi về tìm cha. Nhưng anh ta phát hiện ra vua A là một ông vua độc ác. Do không biết vua A là cha mình nên thái tử C đã giết vua A và cưới hoàng hậu B, vốn là mẹ ruột của mình. Lời sấm truyền vì thế đã được ứng nghiệm.

CÁC HỌC THUYẾT TÂM LÝ NHÂN CÁCHWhere stories live. Discover now